Các quy định của pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 40 - 42)

Khi xét về các quy định của pháp luật liên quan đến việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, thể hiện bằng biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án, tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hòa giải thương mại, cũng là biên bản hòa giải thành, nhưng Nghị định quy định: “khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.”71. Hiệu lực thi hành đối với các bên ở đây đã có ý nghĩa là “ràng buộc các

70 Xem thêm Chỉ thị số 04/2017/CT-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 03/10/2017 về việc tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân.

35

bên” như thỏa thuận hợp đồng. Trường hợp một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như kết quả hòa giải thành, thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khác. Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật TTDS72.

Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án bao gồm các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, các bên tham gia thỏa thuận là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải, trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý, một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận, và nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc người thứ ba73. Từ các quy định trên, có thể thấy khi xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, Tòa án sẽ không quan tâm đến việc các bên có thay đổi ý kiến của mình chưa, và Tòa án cũng không cho “cơ hội” để các đương sự “có ý kiến” về sự thỏa thuận của mình. Nếu thỏa mãn các điều kiện quy định thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, và quyết định này được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Vậy, cùng bản chất là biên bản hòa giải thành (cùng ghi nhận STTCCĐS), nhưng khi đã lập biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án thì các bên không được thay đổi ý kiến, việc công nhận kết quả hòa giải thành chỉ mang tính chất giúp cho sự thỏa thuận đó được đảm bảo thi hành trên thực tế, còn biên bản hòa giải thành tại Tòa án, không có giá trị pháp lý, hơn nữa luật còn quy định quyền thay đổi ý kiến, cụ thể sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định CNSTTCCĐS và từ đây mới có thể đảm bảo thi hành là một sự “không công bằng” cho việc thỏa thuận giải quyết vụ án tại Tòa án.

Khi nghiên cứu về pháp luật TTDS Việt Nam trong giai đoạn trước cũng có quy định biên bản hòa giải thành có hiệu lực pháp lý ngay.Thật vậy, tạiSắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về

72 Điều 16 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/217 quy định về hòa giải thương mại.

36

dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà đương sự không có quyền điều đình.”74 và “Biên bản hòa giải là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày phòng Biện lý nhận được biên bản hòa giải thành.”75. Đây là thời kỳ Việt Nam mới giành lại chính quyền từ thực dân Pháp, có lẽ những quy định trên đã học hỏi từ pháp luật Pháp76. Tác giả không khẳng định chắc chắn điều đó, bởi lẽ tác giả không nắm rõ pháp luật Pháp vào thời kỳ bấy giờ. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể khẳng định quy định tại Sắc lệnh số 85/SL trên hoàn toàn tương đồng với pháp luật Pháp hiện hành được tác giả phân tích ở phần sau.

Tính hợp lý của Nghị định số 22/2017 và Sắc lệnh số 85/SL về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành, BLTTDS cần phải “học hỏi” để hạn chế những bất cập như đã trình bày ở những luận điểm trên.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 40 - 42)