Việc tiến hành hòa giải khi có đương sự vắng mặt

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 56 - 58)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS, “trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản”. Liên quan đến quy định này, tác giả cho rằng, bởi lẽ, cơ sở để Tòa án ra quyết định CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST là biên bản hòa giải thành, biên bản hòa giải thành có được khi Tòa án tổ chức phiên hòa giải và các đương sự thỏa thuận được với nhau các vấn đề phải giải quyết trong vụ án. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS quy định, Tòa án không thể tổ chức phiên hòa giải trong trường hợp có đương sự vắng mặt và việc tiến hành phiên họp đó có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, vì thế, nếu có đương sự vắng mặt và STTCCĐS vắng mặt có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì không thể tổ chức phiên hòa giải, từ đó không thể lập biên bản hòa giải thành, qua đó không thể CNSTTCCĐS trong trường hợp này.

Ý kiến trên tương đồng với quan điểm của tác giả Đặng Thanh Hoa103, khi tác giả này cho rằng đối với trường hợp sau khi đã tiến hành phiên họp nhưng trong phiên họp, Thẩm phán nhận thấy nội dung phiên họp (kể cả nội dung hòa giải giữa các đương sự có mặt ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt), Tòa án phải hoãn phiên họp và thông báo sẽ tiếp tục triệu tập các đương sự lần thứ hai để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đương sự, đặc biệt là đương sự vắng mặt. Trong trường hợp này, Tòa án cũng không thể ghi nhận các nội dung hòa giải mà các đương sự có mặt đã thỏa thuận được, bởi lẽ, kết quả hòa giải đó ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt.104

Bất cập này xuất phát từ sự xung đột giữa khoản 3 Điều 209 và khoản 3 Điều 212 BLTTDS. Vậy làm thế nào để giải quyết sự xung đột này?

103 TS. Đặng Thanh Hoa, giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

104 Đặng Thanh Hoa (2017), “Bàn về phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tr. 30.

51

Theo tác giả quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS về việc không cho phép tiến hành phiên hòa giải khi có đương sự vắng mặt và việc thỏa thuận ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt là một quy định không hợp lý. Bởi lẽ, Tòa án vẫn có thể tổ chức phiên hòa giải rồi sau đó lập biên bản hòa giải, thống nhất ý kiến của các đương sự có mặt, sau đó gửi cho đương sự vắng mặt, nếu đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản với các thỏa thuận trên thì ngày nhận được văn bản đồng ý được coi là ngày các đương sự thỏa thuận với nhau về vấn đề giải quyết trong vụ án, sau đó, Tòa án lập biên bản hỏa giải thành. Từ đó có thể tận dụng được những lợi ích mà việc hòa giải thành một vụ án mang lại, tiết kiệm được thời gian, công sức của cả đương sự và hệ thống Tòa án. Ngược lại, nếu đương sự vắng mặt không có văn bản đồng ý trong thời gian quy định thì coi như là hòa giải không thành và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Nếu như vậy, chúng ta chỉ cần điều chỉnh khoản 3 Điều 209 BLTTDS chứ không phải điều chỉnh quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Từ những cơ sở trên, để thống nhất với quy định tại khoản 3 Điều 212 Bộ luật này, tác giả kiến nghị các nhà lập pháp hủy bỏ quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS liên quan đến việc Tòa án không tổ chức phiên hòa giải trong trường hợp có đương sự vắng mặt và việc tiến hành phiên họp đó có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Đồng thời, tác giả đề xuất các nhà lập pháp bổ sung các quy định như Tòa án phải gửi biên bản hòa giải cho các đương sự vắng mặt và thời hạn đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản về nội dung thỏa thuận của các đương sự có mặt, bởi lẽ tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS không quy định các vấn đề này.

Về phần mình, tác giả đề xuất hướng dẫn quy định này như sau:

“Biên bản hòa giải phải được gửi cho các đương sự vắng mặt.

Trường hợp đương sự vắng mặt có ý kiến bằng văn bản hoặc Tòa án lấy ý kiến bằng văn bản mà đương sự đó đồng ý với kết quả hòa giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản hoặc ngày Tòa án lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt đó được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án. Điều này bao gồm trường hợp đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản hoặc Tòa án lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng

52

mặt đó trước khi hòa giải mà sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 56 - 58)