Quá trình hoàn thiện, phát triển chế định về công nhận sự thỏa thuận của các

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 25 - 28)

các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Nhìn chung, quá trình hoàn thiện và phát triển quy định về CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST VADS Việt Nam trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989, nền tư pháp của chế độ dân chủ nhân dân được hình thành và từng bước phát triển. Tại Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 quy định “cho đến khi ban hành được các bộ luật cho toàn cõi Việt Nam, các luật lệ tiến hành ở Bắc, Trung, Nam vẫn được giữ nguyên như cũ với điều kiện là những quy phạm pháp luật chỉ được thi hành nếu không trái với những nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”24. Như vậy, các luật lệ liên quan đến CNSTTCCĐS trước đó được sử dụng cho toàn Việt Nam nếu thỏa mãn quy định trên.

Thời gian sau đó, liên tiếp các sắc lệnh quy định về việc CNSTTCCĐS được ban hành, như Sắc lệch số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án, quy định:

23 Xem thêm Nguyễn Hòa Bình (2018), “Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, tr. 3-4.

24 Trần Văn Quảng (2004), Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, tr. 62.

20

ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự. Nếu hòa giải thành sẽ lập biên bản hòa giải, có các ủy viên và những người đương sự ký”25. Tại Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án quy định: “khi nhận được đơn khởi kiện về dân sự hay thương sự, ông Thẩm phán sơ cấp phải đòi hỏi hai bên đến để thử làm hòa giải. Biên bản hòa giải có hiệu lực công chứng thư”26 và “những việc kiện dân sự và thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải”27. Tại Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định “Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà đương sự không có quyền điều đình”28 và “Biên bản hòa giải là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày phòng Biện lý nhận được biên bản hòa giải thành.”29.

Đến khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 được ban hành đã quy định tại Điều 16 rằng “Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự, phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã và khu phố”. Tại Thông tư số 25-TATC ngày 30/11/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS quy định các quyết định công nhận việc hòa giải thành đều có hiệu lực như bản án.30 Từ năm 1975, miền Nam được giải phóng, về việc công nhận sự thỏa thuận còn có các quy định tại

25 Nguyễn Phương Hạnh (2012), Tìm hiểu về Quyền định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr. 32.

26 Điều 9 Sắc lệnh số 51/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 17/4/1946 quy định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.

27 Điều 12 Sắc lệnh số 51/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 17/4/1946 quy định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.

28 Điều 9 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

29 Điều 10 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

30 Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20.

21

nhiều văn bản trong các tranh chấp về thừa kế, lao động, hay giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.31

Giai đoạn từ năm 1990 đến trước khi BLTTDS ra đời, ngày 07/12/1989, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN832 về thủ tục giải quyết các VADS, đây được coi là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của pháp luật TTDS, trong đó có việc CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST được quy định tại Điều 44 rằng: “khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Bản sao biên bản này được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Nếu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử; nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật.”.

Cũng với tinh thần này, ngày 29/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994, theo đó tại Điều 36 quy định rằng: “trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật”. Tương tự, ngày 11/4/1996, Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996, theo đó tại Điều 38 quy định rằng: “trước khi quyết định mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu qua việc hoà giải các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; quyết định này có hiệu lực pháp luật”.

31 Xem thêm Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 21-22.

22

Ngày 15/6/2004, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành, những quy định về CNSTTCCĐS cũng được chú trọng, theo đó trong giai đoạn CBXXST, khoản 1 Điều 187 quy định rằng “hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự”.

Trên đây là phần tóm lượt sự hình thành và phát triển của các quy định về CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST trong TTDS Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi BLTTDS năm 2015 ra đời. Các quy định hiện hành sẽ được phân tích cụ thể tại phần sau.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)