Nguyên tắc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 28 - 31)

của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Việc CNSTTCCĐS được thực hiện dọc theo các giai đoạn tố tụng, từ thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm đến thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm, cuối cùng là tại thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Khóa luận, tác giả chỉ trình bày những quy định của pháp luật hiện hành về việc CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST VADS.

1.3.1.Nguyên tắc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Nguyên tắc được hiểu là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ các hoạt động tố tụng do Tòa án nhân dân và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.33 Trong việc CNSTTCCĐS, Tòa án phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau34:

Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện. Đương sự có quyền thỏa thuận bởi lẽ đương sự chính là

33 Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuấ bản Tư pháp xuất bản năm 2005 đưa ra khái niệm: “nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự”.

23

chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung nên có quyền tự mình quyết định những vấn đề của vụ tranh chấp35. Bản chất của sự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án của đương sự là một dạng giao dịch dân sự,36 do đó, nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự trong TTDS có cội nguồn từ nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, đó là “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.

Quán triệt nguyên tắc này, trong việc CNSTTCCĐS nói chung và CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST nói riêng phải bảo đảm dân chủ, bình đẳng, tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các đương sự; không được lừa dối, cưỡng ép, đe dọa, dùng vũ lực bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của họ37. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án phải ra quyết định CNSTTCCĐS. Đồng thời, quyết định công nhận sự thỏa thuận sẽ có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép38.

Nội dung sự thỏa thuận của các đương sự không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội

Con người cần có tự do nhưng mọi sự cần có giới hạn, Montesquieu đã khẳng định rằng “trong một nhà nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm”39. Một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong pháp luật dân sự mà pháp luật TTDS đã kế thừa đó là “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”40. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, đạo

35 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 07, tr. 23.

36 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 07, tr. 25.

37 Điểm e Mục 1 Phần I Chỉ thị số 04/2017/CT-CA.

38 Khoản 2 Điều 213 BLTTDS.

39 Xem thêm Đỗ Văn Đại (2013), “Tự do cam kết, thỏa thuận và giới hạn đối với tự do cam kết, thỏa thuận – nhìn từ góc độ Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, tr. 13.

24

đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng41. Sở dĩ Tòa án không thể công nhận những thỏa thuận của các đương sự mà vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là vì bản chất những thỏa thuận của các đương sự để giải quyết vụ án là một dạng giao dịch dân sự. Đối với những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Vì vậy, Tòa án không thể tổ chức hay tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thiết lập những giao dịch dân sự đó và cũng không thể công nhận chúng. Tòa án chỉ công nhận giao dịch nào thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự42. Ngoài ra, nếu Tòa án đã “lỡ” CNSTTCCĐS, sau đó phát hiện sự thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì BLTTDS quy định có thể kháng nghị theo thủ tục GĐT để hủy quyết định CNSTTCCĐS trên.

Sự thỏa thuận của các đương sự không được ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác

Tuyên ngôn về quyền con người và công dân năm 1789 của Pháp quy định “tự do là được làm những gì không xâm hại đến người khác: do đó, thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ có những giới hạn là bảo đảm cho các thành viên khác của xã hội được hưởng những quyền này. Những giới hạn này chỉ có thể được đưa ra bởi Luật”43. Học hỏi những giá trị pháp luật từ các nước trên thế giới, pháp luật dân sự Việt Nam cũng quy định “việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác” là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Nhắc lại rằng, bản chất của thỏa thuận về việc giải quyết vụ án của đương sự trong TTDS là một dạng giao dịch dân sự nên cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên.

BLTTDS thể hiện nguyên tắc trên thông qua các quy định như không thể tiến hành hòa giải nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt và việc tiến hành phiên họp đó ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt44. Trong

41 Xem thêm Nguyễn Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”,

Tạp chí Luật học, số 08, tr. 29.

42 Xem thêm Nguyễn Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”,

Tạp chí Luật học, số 08, tr. 25.

43 Điều 4 Tuyên ngôn về quyền con người và công dân năm 1789 của Pháp.

25

trường hợp thỏa thuận của họ ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. Và việc ra CNSTTCCĐS vi phạm những quy định trên thì được coi là có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, và đây là căn cứ để GĐT và hủy quyết định CNSTTCCĐS.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)