Bản chất của thỏa thuận giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 39 - 40)

Pháp luật tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cho phép các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Bản chất của sự thỏa thuận về giải quyết vụ án của đương sự là một dạng giao dịch dân sự68 và giao dịch dân sự này được ghi nhận trong biên bản hòa giải thành. Theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, các giao dịch dân sự được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết69, mọi sự sửa đổi, chấm dứt phải tuân theo sự “thỏa thuận tiếp theo của các bên để thay thế thỏa thuận ban đầu”. Nên việc pháp luật không quy định Tòa án ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà

67 Xem thêm Trần Anh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, tr. 504.

68 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 07, tr. 25.

34

hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành là trái với bản chất của sự thỏa thuận của các đương sự trong việc giải quyết vụ án.

Có quan điểm cho rằng thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mới ra quyết định là để các đương sự có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình, tạo cho họ sửa chữa những sai lầm nếu có trong một thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân do sự vội vàng, hấp tấp đem lại. Tuy nhiên, giải thích này không hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, về phía Tòa án, với trách nhiệm của mình, Tòa án đã tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp các bên đương sự còn sự phân vân, chưa thỏa thuận được với nhau thì Thẩm phán đã phải kiên trì tổ chức các phiên họp tiếp theo để các đương sự chắc chắn trong quyết định của mình70, nên việc tạo điều kiện cho các đương sự suy nghĩ chín chắn, cân nhắc thận trọng sau khi đã ra quyết định là không cần thiết. Còn về phía đương sự, nếu pháp luật tạo điều kiện để họ có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình sẽ tạo ra tâm lý vội vàng, hấp tấp, không nghiêm túc trong phiên hòa giải, bởi lẽ, dù gì thì họ vẫn còn “cơ hội” để sửa chữa những sai lầm, từ đó khó lòng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải trong TTDS.

Từ các phân tích trên, ta thấy không lý do hợp lý cho việc trì hoãn việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như quy định của BLTTDS hiện hành.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)