Bản chất của thỏa thuận giải quyết một phần vụ án

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 44 - 45)

Cũng như bản chất STTCCĐS trong việc giải quyết toàn bộ vụ án thì thỏa thuận giải quyết một phần vụ án cũng là một giao dịch dân sự, cụ thể hơn là một hợp đồng dân sự. Theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, các hợp đồng dân sự được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Do đó, việc BLTTDS quy định rằng Tòa án sẽ không ra quyết định công nhận thỏa thuận một phần vụ án là trái lại với bản chất của sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án của các đương sự. Dẫn đến hậu quả, nếu tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự thay đổi ý kiến đã thỏa thuận trước đó của chính mình hoặc trong thời hạn kháng cáo, đương sự lại kháng cáo phần nội dung mà chính đương sự đã thỏa thuận thì lúc này nguyên tắc mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng81 đã bị phá vỡ82. Pháp luật tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cho phép các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết một phần vụ án. Nhưng khi đã xác lập được sự thỏa thuận thì chính các bên sẽ phải tôn trọng thỏa thuận ấy. Cũng như

81 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

82 Xem thêm Phạm Thị Thúy (2018), “Giá trị pháp lý của thỏa thuận tiền tố tụng và thỏa thuận trong tố tụng”,

39

quyền được xác lập các giao dịch dân sự được nhà nước bảo vệ nhưng khi đã tồn tại một giao dịch dân sự có hiệu lực thì việc sửa đổi, chấm dứt nó phải tuân theo quy định luật định hoặc tuân theo sự “thỏa thuận tiếp theo của các bên thay thế thỏa thuận ban đầu”83.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, nếu phần nội dung tranh chấp các đương sự thỏa thuận được và phần nội dung tranh chấp các đương sự không thỏa thuận được có liên quan chặt chẽ với nhau thì Tòa án không thể vừa công nhận sự thỏa thuận và vừa ra bản án để giải quyết một quan hệ pháp luật tranh chấp, trong khi hiệu lực của quyết định CNSTTCCĐS và hiệu lực của bản án sơ thẩm “lệch pha” nhau84.

Câu hỏi được đặt ra rằng: như thế nào là thỏa thuận giải quyết một phần vụ án? Theo tác giả, nếu những nội dung tranh chấp nào có liên quan chặt chẽ với nhau theo quan điểm nêu trên thì tất cả các nội dung ấy phải được coi là nằm chung trong một phần vụ án. Do đó, trong trường hợp các đương sự không giải quyết được hết tất cả những nội dung liên quan chặt chẽ ấy thì Tòa án không ra quyết định công nhận là hợp lý. Còn tại những trường hợp khác, khi các đương sự đã thật sự giải quyết một phần vụ án85 thì chúng ta không có cơ sở hợp lý để quy định không công nhận những thỏa thuận này, dẫu những thỏa thuận này chỉ giải quyết một phần vụ án.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)