Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 42 - 43)

Khi nghiên cứu về pháp luật các quốc gia khác như Nhật Bản, Điều 267 Luật TTDS Nhật Bản quy định về hiệu lực của biên bản hòa giải như sau: “khi ghi vào biên bản việc hủy bỏ hay chấp nhận hòa giải hoặc yêu cầu thì phần ghi chép đó có hiệu lực tương tự như phán quyết cuối cùng”. Biên bản hòa giải có hiệu lực như bản án, có thể cưỡng chế thi hành. Biên bản hòa giải có hiệu lực khi Thẩm phán đóng dấu của mình vào biên bản do Thư ký lập ra, không cần đương sự phải lập giấy thỏa thuận hòa giải hoặc bản án hòa giải hay quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải. Trong điều khoản của Biên bản hòa giải ghi đầy đủ các điều khoản thi hành.77 Hoặc tại Điều 29 Luật Hòa giải tư pháp tranh chấp dân sự Hàn Quốc hiện hành cũng quy định tương tự rằng khi các đương sự đạt được thỏa thuận, nội dung đó được viết vào

74 Điều 9 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

75 Điều 10 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

76 Tại Sắc lệnh số 47/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 10/10/1945 quy định: “Cho đến khi ban hành được các bộ luật cho toàn cõi Việt Nam, các luật lệ tiến hành ở Bắc, Trung Nam vẫn được giữ nguyên như cũ với điều kiện là những quy phạm pháp luật chỉ được thi hành nếu không trái với những nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”.

77 Hoàng Thị Thúy Vinh, Phan Thị Thu Hà (2018), “Hòa giải tại Tòa án, điều đình và hòa giải trước khởi kiện tại Tòa án của Nhật Bản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, tr. 43.

37

biên bản và cùng lúc đó thủ tục hòa giải kết thúc. Khi đạt được thỏa thuận, nội dung đó được ghi chép thành văn bản, đương sự ký tên hoặc đóng dấu. Biên bản ghi lại nội dung thỏa thuận, tức biên bản hòa giải có hiệu lực giống bản án78.

Tương tự, BLTTDS Pháp hiện hành cũng có ghi nhận: “nội dung việc thỏa thuận hòa giải, dù mới chỉ thỏa thuận một phần phải được ghi nhận trong một biên bản do Thẩm phán và các bên đương sự cùng ký tên. Có thể cấp sao trích biên bản hòa giải; biên bản hòa giải có hiệu lực thi hành”79.

Pháp luật TTDS Nhật Bản, pháp luật TTDS Hàn Quốc, cũng như pháp luật TTDS Pháp có những điểm tiến bộ cần được tham khảo và làm bài học cho Việt Nam. Nếu Việt Nam không công nhận giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp thì ít ra pháp luật Việt Nam cần quy định Tòa án cần ra quyết định CNSTTCCĐS ngay sau khi lập biên bản hòa giải thành. Điều này còn giúp công tác hòa giải tại Tòa án đạt được hiệu quả hơn, rút ngắn được thời gian tố tụng, cắt giảm được nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo được quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)