Phạm vi thỏa thuận

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 31 - 33)

Việc ra quyết định CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST cũng là một hành vi pháp lý, chấm dứt quá trình tố tụng giải quyết một VADS. Do đó, nội dung công nhận cũng phải đảm bảo nguyên tắc Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó45. Hiện nay, Tòa án có nhiều vi phạm trong việc giải quyết không hết, không đúng hoặc giải quyết ngoài phạm vi khởi kiện của đương sự, vượt quá thẩm quyền của Tòa án. Đây cũng là căn cứ để các Tòa cấp trên hủy bỏ quyết định CNSTTCCĐS.46

Tại khoản 2 Điều 212 BLTTDS quy định “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”. Toàn bộ vụ án là các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án47. Đồng thời, BLTTDS quy định việc CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST phải thông qua hoạt động hòa giải, lấy biên bản hòa giải thành làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận, mà biên bản hòa giải lại chỉ ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, các vấn đề phải giải quyết giữa các đương sự với nhau lại không bao gồm các vấn đề về án phí48. Vậy, pháp luật hiện hành không quy định việc các đương sự phải thỏa thuận với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí

45 Điều 5 BLTTDS.

46 Xem thêm “Một số dạng vi phạm, thiếu sót Tòa án thường mắc phải khi giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và án hành chính”, https://vksbacgiang.gov.vn/chuyendephapluat/59/9753, truy cập ngày 02/5/2021.

47 Khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.

48 Điểm c khoản 2 Điều 266 BLTTDS, quy định về bản án sơ thẩm: “trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án…”.

26

là điều kiện để Tòa án ra quyết định CNSTTCCĐS như quy định trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực.49

BLTTDS cũng không cho phép ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án, do đó, trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thỏa thuận được, thì Tòa án ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Điều này có thể được giải thích rằng, Tòa án không thể vừa ra quyết định CNSTTCCĐS và ra bản án để giải quyết một VADS, bởi lẽ cả hai văn bản pháp lý này đều có ý nghĩa chấm dứt quá trình tố tụng giải quyết vụ án. Để tránh điều này, trên thực tế, nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp độc lập và trong quá trình giải quyết các đương sự thỏa thuận được một trong số các quan hệ đó thì một số Tòa án sẽ ra quyết định tách vụ án và ra quyết định định công nhận sự thỏa thuận đối với quan hệ mà các đương sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với quan hệ mà các đương sự không thỏa thuận được. 50

Nội dung CNSTTCCĐS không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.51 Đồng thời, để đảm bảo việc thỏa thuận của các đương sự không được ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác, khoản 3 Điều 212 BLTTDS quy định rằng trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. Hiện nay vẫn chưa có quy định như thế nào là “không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự

49 Theo quy định tại Điều 21 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP quy định rằng Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí; trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Tòa án không CNSTTCCĐS mà tiến hành mở phiên tòa để xét xử vụ án. Tuy nhiên, Nghị quyết này đã hết hiệu lực nên quy định trên không có hiệu lực thi hành nữa.

50 Vấn đề này sẽ được phân tích ở Mục 2 Chương 2 Khóa luận này.

27

vắng mặt” nên trên thực tiễn, Tòa án còn khá khó khăn trong việc áp dụng quy định này.52

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)