Điều kiện phải thỏa thuận toàn bộ vụ án

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 43 - 44)

78 Phan Thị Thu Hà, Hà Lệ Thủy (2019), “Chế định hòa giải gắn với Tòa án tại Hàn Quốc”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03, tr. 41.

79 Các Điều 130, 131 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998) (Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 37).

80 BLTTDS quy định thủ tục GĐT để xem xét lại Quyết định CNSTTCCĐS nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

38

Khoản 2 Điều 212 BLTTDS quy định “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”. Điều này có nghĩa rằng nếu đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thỏa thuận được, thì Tòa án ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Có lẽ các nhà làm luật “không muốn” ban hành hai văn bản bao gồm Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự và Bản án sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong cùng một vụ án, bởi lẽ hai văn bản này “lệch pha” nhau về hiệu lực và cùng có ý nghĩa chấm dứt quy trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định này chưa thật sự thỏa đáng, đặc biệt là đối với những vụ án có nhiều phần hoặc nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp có tính độc lập tương đối. Sau đây, tác giả phân tích một số khía cạnh để chứng minh rằng việc phải tạo ra cơ chế công nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án là cần thiết.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)