Hiện nay, pháp luật không cho phép Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án, nên thực tiễn không có vụ án nào Tòa án theo hướng công nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án, Tòa án đều ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Có nhiều trường hợp, Tòa án đã thực hiện việc tách vụ án và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với phần mà các đương sự không thỏa thuận được90. Để làm rõ thực tiễn xét xử này, ta thông qua một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: A khởi kiện ly hôn B và chia tài sản chung của vợ chồng. Khi biết A khởi kiện ly hôn B, C yêu cầu A, B trả nợ C 80 triệu đồng. Tại phiên hòa giải, A và B đã thỏa thuận trở về đoàn tụ nhưng C vẫn giữ nguyên yêu cầu đòi nợ91.
Ví dụ 2: D khởi kiện ly hôn E, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng. Sau hòa giải, D và E thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con chỉ còn tranh chấp về tài sản92.
Tình huống được nêu ra trong ví dụ 1 là tình huống có nhiều quan hệ tranh chấp, bao gồm tranh chấp ly hôn giữa A và B, và tranh chấp về hợp đồng dân sự giữa C và A, B. Yêu cầu của C là yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo Điều 202 BLTTDS thì thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, thực chất trong trường hợp này, Tòa án đã nhập các quan hệ tranh chấp trên để giải quyết
90 Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 08, tr. 28.
91 Ví dụ được tham khảo tại Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 08, tr. 28.
42
trong cùng một vụ án. Vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự thỏa thuận được với nhau một trong số quan hệ đó thì Tòa án sẽ ra quyết định tách vụ án và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đối với quan hệ mà các đương sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với quan hệ mà các đương sự không thỏa thuận được là hợp lý.
Đối với ví dụ 2, nếu tranh chấp về tài sản giữa D và E không phức tạp, Tòa án vẫn phải mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử và giải quyết tất cả các tranh chấp trên trong một vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tranh chấp tài sản khá phức tạp nên việc giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền của các đương sự trong vấn đề về ly hôn, thỏa thuận nuôi con. Trên thực tế, một số Tòa án đã tách vụ án93 tranh chấp về tài sản thành một vụ án khác và ra quyết định CNSTTCCĐS về việc ly hôn và thỏa thuận nuôi con.
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Bùi Thị Huyền94 nêu quan điểm rằng việc Tòa án sẽ giải quyết vụ án như thế nào phụ thuộc vào nội dung quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự. Nếu vụ án chỉ có một quan hệ tranh chấp thì Tòa án chỉ ra quyết định CNSTTCCĐS khi đương sự thỏa thuận được toàn bộ các vấn đề của vụ án; nếu các đương sự không thỏa thuận được toàn bộ các vấn đề của vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ ra bản án công nhận phần các đương sự thỏa thuận được và xét xử phần các đương sự không thỏa thuận được. Bởi thực chất trong trường hợp này, các bên chỉ tranh chấp về một quan hệ pháp luật, vì vậy Tòa án không thể tách quan hệ pháp luật đó thành hai phần để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đối với phần đương sự thỏa thuận được và xét xử đối với phần các đương sự không thỏa thuận được. Còn trong trường hợp nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp thì thực chất trong trường hợp này Tòa án đã nhập các quan hệ tranh chấp đó để giải quyết trong cùng một vụ án, vì vậy nếu trong quá trình giải quyết các đương sự thỏa thuận được một trong các quan hệ đó thì Tòa án sẽ ra quyết định tách vụ án và ra
93 Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 BLTTDS, “Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách đảm bảo đúng pháp luật” thì các quyết định tách vụ án trên sẽ hoàn toàn đúng pháp luật.
43
quyết định công nhận sự thỏa thuận đối với quan hệ mà các đương sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với quan hệ mà các đương sự không thỏa thuận được.95
Tuy nhiên, đây dường như chỉ là giải pháp “cứu cánh”, bởi lẽ, dễ dàng thấy rằng, một khi các yêu cầu đã được tổ chức hòa giải, các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết các yêu cầu ấy, đồng thời, việc thỏa thuận này không ảnh hưởng đến việc giải quyết phần còn lại của vụ án mà chúng ta không tạo ra cơ chế để công nhận là một thiếu sót, phải triển khai thêm một vòng tố tụng, như vậy vừa làm phức tạp quy trình tố tụng, tốn kém thời gian, vừa không đảm bảo nguyên tắc tôn trọng STTCCĐS96.
2.2.5.Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài
Khi nghiên cứu về pháp luật Pháp, tác giả nhận thấy, BLTTDS Pháp có quy định rằng ngay cả khi trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về một phần vụ án thì nội dung thỏa thuận này cũng có giá trị như trường hợp các bên thỏa thuận được toàn bộ vụ án.97 Đây là kinh nghiệm mà pháp luật Việt Nam có thể học hỏi để hoàn thiện pháp luật hơn về vấn đề này.
2.2.6.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Tác giả cho rằng ta cần phải sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 212 BLTTDS như sau: “Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hoặc công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án nếu việc công nhận này không ảnh hưởng đến việc giải quyết những vấn đề mà các đương sự không thỏa thuận được”. Việc sửa đổi này: thứ nhất, phù hợp với bản chất của việc thỏa thuận giải quyết một phần vụ án là một giao dịch dân sự, các giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng; thứ hai, tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; thứ ba, khi quy định như vậy thì các Tòa án không cần phải thực hiện việc tách
95 Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 08, tr. 28.
96 Vì tại quá trình tố tụng của vụ án mới, đương sự có thể sẽ thay đổi ý kiến của mình, chống lại chính thỏa thuận ban đầu.
97 Phạm Thị Thúy (2018), “Giá trị pháp lý của thỏa thuận tiền tố tụng và thỏa thuận trong tố tụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, tr. 18.
44
vụ án, làm cho phức tạp quy trình tố tụng; cuối cùng, điều này cũng phù hợp với quan điểm nhiều học giả, quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và pháp luật của quốc gia tiên tiến như Pháp.
45