Thực tiễn xét xử

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 60 - 92)

Trong thực tiễn xét xử đã có nhiều trường hợp Tòa án đã thực hiện việc xét lại quyết định CNSTTCCĐS theo thủ tục tái thẩm. Cụ thể tại Quyết định tái thẩm số 21/2020/DS-TT ngày 17/4/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp quyền sử dụng đất109, cụ thể Tòa án cho rằng Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ph, tỉnh Phú Yên ban hành dựa trên Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành lập ngày 17/9/2014 không có chữ ký của nguyên đơn và tại hồ sơ vụ án cũng không có tài liệu, chứng cứ thể hiện Tòa án đã giao Biên bản hòa giải thành và Quyết định CNSTTCCĐS cho nguyên đơn và các đương sự khác; đây tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của vụ án. Do đó, chấp nhận Quyết định kháng nghị tái thẩm số 05/2020/KN-DS ngày 16/01/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy toàn bộ Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ph.

109 Nội dung vụ án như sau: đất của nguyên đơn là Nguyễn Thị M liền kề với đất của Bị đơn Huỳnh Thị S. Bà Nguyễn Thị M cho rằng, bà S đã lấn chiếm đất chiếm đất của bà để làm công trình phụ với diện tích khoảng 230m2 nên bà khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà S phải tháo dỡ các công trình trên đất trả lại diện tích đất lấn chiếm cho bà. Quá trình giải quyết vụ án, do thửa đất bà S đăng ký, kê khai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tách thành hai thửa riêng biệt, trong đó thửa đất ông Đ có 23,1m2 lấn chiếm của bà M nên nguyên đơn yêu cầu ông Đ trả lại 23,1m2 diện tích đất lấn chiếm hoặc thanh toán giá trị diện tích đất lấn chiếm cho nguyên đơn. Đối với phần diện tích đất bà S lấn chiếm, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Trần Hữu Đ xác định: Qua đo đạc thể hiện diện tích đất ông lấn chiếm của bà M là 23,1m2, ông đồng ý thanh toán giá trị quyền sử dụng đất lấn chiếm cho bà M với số tiền là 15.000.000 đồng. Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014, Tòa án nhân dân huyện Ph, tỉnh Phú Yên đã công nhận sự thỏa thuận của bà M và ông Đ như sau: “Vợ chồng ông Trần Hữu Đ và bà Nguyễn Thị Xuân Ng được quyền quản lý, sử dụng 213,1m2 (trong đó có 23,1m2 đất vườn của bà Nguyễn Thị M)…Ông Trần Hữu Đ tự nguyện thanh toán giá trị tiền quyền sử dụng đất cho bà M số tiền 15.000.000 đồng do bà Hồ Thị Hoàng Anh đại diện nhận. Hai bên đã giao nhận đủ số tiền trên”. Quyết định kháng nghị tái thẩm số 05/2020/KN-DS ngày 16/01/2020, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử tái thẩm; hủy toàn bộ Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ph, tỉnh Phú Yên vì Quyết định này ban hành dựa trên Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành lập ngày 17/9/2014 không có chữ ký của nguyên đơn và tại hồ sơ vụ án cũng không có tài liệu, chứng cứ thể hiện Tòa án đã giao Biên bản hòa giải thành và Quyết định CNSTTCCĐS cho nguyên đơn và các đương sự khác; đây tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của vụ án [Quyết định này được đính kèm ở Phần phụ lục].

55

Tại Quyết định tái thẩm số 91/2018/DS-TT ngày 29/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp quyền sử dụng đất110, Tòa án cho rằng Quá trình giải quyết tranh chấp giữa ông C và tộc Phan, Tòa án đã không biết có sự chồng lấn một phần diện tích đất tại thửa 456 nên đã công nhận sự thỏa thuận giữa ông C và tộc Phan đối với diện tích 1.575 m2 tại thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7 (theo hồ sơ cở sở dữ liệu đất đai làm cơ sở cho việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã T1 được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam phê duyệt ngày 30/10/2015 thì thửa đất 456 là thửa 132, thửa 457 là hai thửa 114 và 124 tờ bản đồ số 19). Việc công nhận chuyển nhượng diện tích đất nêu trên giữa tộc Phan và ông Lê Quang C đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cụ Ước và cụ Say. Đây là tình tiết mới mà Tòa án, đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy cần chấp nhận Quyết định kháng nghị tái thẩm số 67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên để giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, thủ tục tái thẩm đối với quyết định CNSTTCCĐS tuy không được ghi nhận một cách minh thị như thủ tục GĐT, tuy nhiên qua thực tiễn xét xử các

110Nội dung vụ án: nguyên đơn là cụ Phan Bá P cho rằng Thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7, diện tích 3.575 m2 tọa lạc tại thôn An Tây, xã T1, huyện N, tỉnh Quảng Nam do ông Phan Quang C đang quản lý, sử dụng là của tộc Phan. Khi cụ Phan Q1 là cha của ông C cưới vợ, do không có nơi ở nên tộc Phan đồng thuận cho cụ Q1 làm nhà để ở và trông nom nhà thờ. Ngày 10/9/1972, cụ P là trưởng tộc nên đại diện cho tộc Phan giao hai bản trích lục thửa đất trên, có số hiệu 28, diện tích 05 sào 01 thước 06 tấc và số hiệu 19, diện tích 02 sào 09 thước 02 tấc cho cụ Q1; đến ngày 29/3/1977, cụ Q1 làm giấy nhận trích lục nêu trên (bl 15). Do thời điểm đăng ký, kê khai, cụ P bị ốm, ông C là người trực tiếp đăng ký, kê khai nên ngày 31/12/2001, Ủy ban nhân dân huyện N, tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lê Quang C. Nay cụ P yêu cầu Toà án giải quyết buộc ông C phải trả toàn bộ diện tích đất nêu trên cho tộc Phan. Bị đơn ông Phan Quang C trình bày: Thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7, diện tích 3.575m2 tọa lạc tại thôn An Tây, xã T1, huyện N, tỉnh Quảng Nam có nguồn gốc của cha ông C là cụ Phan Q1. Đến năm 1992, cụ Q1 chết nên diện tích đất này ông C trực tiếp đăng ký, kê khai và được Ủy ban nhân dân huyện N cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 31/12/2001. Nay cụ P đại diện cho tộc Phan khởi kiện yêu cầu ông C trả lại toàn bộ diện tích đất nêu trên cho tộc Phan, ông C không đồng ý mà chỉ đồng ý chuyển nhượng lại cho tộc Phan diện tích đất 1.575m2. Tại Quyết định CNSTTCCĐS số 88/2006/QĐ-DSST ngày 26/12/2006, Tòa án nhân dân huyện N công nhận: “Ông Phan Quang C đồng ý chuyển nhượng cho tộc Phan - Người đại diện là ông Phan Bá P, ông Phan Như H, ông Phan Đình B, ông Phan Công B1, bà Phan Thị T và bà Phan Thị Q sử dụng diện tích 1575m2 đất, trong đó có 100m2 3 đất ở và 1457m2 đất vườn lâu dài tại tờ bản đồ số 7, số thửa 457 (có sơ đồ bản vẽ kèm theo). Ngày 24/9/2015, ông Phạm Duy (trú tại tại thôn An Hải Đông, xã T1, huyện N, tỉnh Quảng Nam) có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với Quyết định CNSTTCCĐS nêu trên với lý do: Toà án nhân dân huyện N công nhận chuyển nhượng diện tích 1575m2 đất tại thửa số 457, tờ bản đồ số 7 giữa ông C và tộc Phan chồng lên một phần diện tích đất tại thửa số 456, tờ bản đồ số 7 của cha ông là cụ Phạm Ước và cô ông là cụ Phạm Thị Say. Tại Quyết định kháng nghị số 67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị Quyết định CNSTTCCĐS số 88/2006/QĐ-DSST ngày 26/12/2006 của Tòa án nhân dân huyện N; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử thẩm hủy Quyết định CNSTTCCĐS nêu trên [Quyết định này được đính kèm ở Phần phụ lục].

56

Tòa án đã mạnh dạn tiến hành thủ tục tái thẩm đối với những quyết định CNSTTCCĐS xuất hiện tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra quyết định CNSTTCCĐS. Hướng giải quyết trên là hoàn toàn thuyết phục trong bối cảnh chưa có quy định cụ thể điều chỉnh thủ tục tái thẩm đối với quyết định này.

2.4.4.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Căn cứ vào bản chất, khái niệm của thủ tục tái thẩm dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, mà cụ thể là BLTTDS cũng như hướng giải quyết của thực tiễn xét xử, tác giả cho rằng quyết định CNSTTCCĐS hoàn toàn có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Vì thế, khi có cơ hội hướng dẫn các quy định BLTTDS hiện hành về thủ tục tái thẩm VADS, các nhà làm luật nên quy định đối tượng có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và trong đó có liệt kê quyết định CNSTTCCĐS để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự cũng như đảm bảo áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án.

57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong hoàn cảnh văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, trong đó có những quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các Tòa án. Khi đi sâu vào nghiên cứu những quy định liên quan đến vấn đề này, Chương 2 đã giải quyết được một số bất cập thông qua việc khái quát, đánh giá vấn đề một cách khoa học, khách quan, từ đó mạnh dạng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện tốt nhất Bộ luật Tố tụng dân sự nói chung và những quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm nói riêng tại những lần chỉnh lý Bộ luật tiếp theo.

58

KẾT LUẬN CHUNG

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Khóa luận đã làm được những vấn đề sau:

Thứ nhất, trong Chương 1, Khóa luận đã tìm hiểu được những vấn đề chung về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Theo đó, tác giả đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm; trình bày quá trình hoàn thiện, phát triển cũng như những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chế định này.

Thứ hai, trong Chương 2, Khóa luận tập trung phân tích thực trạng áp dụng các quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, từ đó kiến nghị hoàn thiện các vấn đề như: kiến nghị hủy bỏ quyền thay đổi của đương sự sau hòa giải thành, kiến nghị tạo ra cơ chế công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án của đương sự, kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn những quy định liên quan đến việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải, và cuối cùng kiến nghị quy định rõ quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Tác giả hi vọng Khóa luận này là công trình được nghiêm túc đánh giá để những giá trị của Khóa luận được ứng dụng trên thực tiễn lập pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Luật số 58/2020/QH14) ngày 16/6/2020. 2. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.

3. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

4. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11) ngày 15/6/2004. 5. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960.

6. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) ngày 16/3/1994.

7. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) ngày 11/4/1996.

8. Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 07/12/1989, quy định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

9. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2017, quy định về hòa giải thương mại.

10. Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

11. Sắc lệnh số 51/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 17/4/1946 về thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.

12. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP1 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 03/12/2012, hướng dẫn hướng dẫn quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo luật sửa đổi bộ luật tố tụng dân sự do hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành.

13. Thông tư số 25-TATC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 30/11/1974, hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS quy định các quyết định công nhận việc hòa giải thành đều có hiệu lực như bản án.

Văn bản pháp luật nước ngoài

14. Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp hiện hành.

15. Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản hiện hành.

B.Tài liệu tham khảo

17. Nguyễn Hòa Bình (2018), “Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13.

18. Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp. 19. Đỗ Đức Anh Dũng (2006), “Về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16.

20. Đỗ Văn Đại (2013), “Tự do cam kết, thỏa thuận và giới hạn đối với tự do cam kết, thỏa thuận – nhìn từ góc độ Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,số 09. 21. Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Phan Thị Thu Hà và Hà Lệ Thủy (2019), “Chế định hòa giải gắn với Tòa án tại Hàn Quốc”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03.

23. Nguyễn Phương Hạnh (2012), Tìm hiểu về Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định của BLTTDS Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Hạnh, Đinh Thị Thu Hường (2015), “Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp hòa giải đoàn tụ thành vụ án ly hôn

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 60 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)