Tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 45 - 46)

Để giải thích quy định này, một số ý kiến cho rằng, tuy không ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án, nhưng toàn bộ nội dung vụ án vẫn được Tòa án đưa ra xem xét tại phiên tòa sơ thẩm và việc thỏa thuận của các đương sự giải quyết một phần vụ án cũng sẽ được Tòa án ghi nhận trong bản án nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến tại phiên tòa, từ đó vẫn đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.86 Tuy nhiên, ý kiến này

83 Điều này đã được dẫn tại mục 2.1 chương này.

84 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Tạp chí Luật học, số 08, tr. 27

85 Bao gồm luôn cả trường hợp trong vụ án có nhiều quan hệ tranh chấp độc lập với nhau, các đương sự đã thỏa thuận giải quyết được một quan hệ tranh chấp.

40

không thuyết phục, bởi lẽ, việc một số vấn đề của vụ án được giải quyết tại giai đoạn CBXXST và giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm có hậu quả pháp lý khác nhau, từ việc trong một số trường hợp tiền án phí mà đương sự phải chịu sẽ gấp hai lần so với trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm87 đến hiệu lực của văn bản công nhận. Quyết định CNSTTCCĐS có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm còn bản án sơ thẩm không có hiệu lực ngay sau khi được ban hành, có thời gian để các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo tác giả, nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện thông qua quy định STTCCĐS được công nhận và có hiệu lực ngay, và điều này hoàn toàn không được đảm bảo khi CNSTTCCĐS thông qua bản án sơ thẩm, do đó không thể khẳng định việc giải quyết toàn bộ vụ án tại phiên tòa sơ thẩm vẫn đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như quan điểm nêu trên.

Một phần của tài liệu Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)