Quyết định CNSTTCCĐS có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đây là quy định biểu hiện nguyên tắc mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Quyết định CNSTTCCĐS có hiệu lực ngay có nghĩa là các đương sự không thể kháng cáo quyết định trên theo thủ tục phúc thẩm, đương sự không được chống lại sự thỏa thuận của chính mình, điều này giúp rút ngắn quá trình tố tụng và đề cao được trách nhiệm của đương sự với sự thỏa thuận trên.
Quyết định CNSTTCCĐS chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội61. Trên thực tế, trong các căn cứ kháng nghị theo thủ tục GĐT, người có thẩm quyền ngoài căn cứ theo khoản 2 Điều 213 BLTTDS như quy định trên thì họ thường xuyên căn cứ theo các căn cứ theo khoản 1 Điều 326 BLTTDS để kháng nghị như Quyết định số 09/2019/KN-DS ngày 06/5/201962, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị GĐT Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 45/2016/QĐST-DS ngày 08/6/2016 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Bình Định theo căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 326 BLTTDS63; hoặc tại Quyết định kháng nghị GĐT số
59 Nguyễn Thái Nam, “Vướng mắc trong việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên họp”, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/887), truy cập ngày 05/4/2021.
60 Vấn đề này sẽ được phân tích ở Mục 2.3 Chương 2 Khóa luận này.
61 Điều 213 BLTTDS.
62 Quyết định này được đính kèm trong Phần phụ lục.
63 Về việc tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự: Theo quy định tại khoản 2 Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (nay là Điều 211 BLTTDS) thì Biên bản hòa giải thành phải được gửi ngay cho các 6 đương sự tham gia hòa giải. Đây là thủ tục tố tụng bắt buộc, bảo đảm thuận lợi
31
40/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 02/4/201964, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 40/2017/QĐST-DS ngày 01/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Phú Yên cũng tại căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 326 BLTTDS65. Như vậy, người có thẩm quyền kháng nghị có thể căn cứ theo khoản 2 Điều 213 BLTTDS hoặc cũng có thể áp dụng khoản 1 Điều 216 Bộ luật này về căn cứ kháng nghị GĐT.
Quy định tại khoản 2 Điều 213 BLTTDS làm cho nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng quyết định CNSTTCCĐS có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hay không. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì ta chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tiễn xét xử, quyết định CNSTTCCĐS cũng có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như Quyết định số 01/2018/KN-DS ngày 10/8/2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 233/2010/QĐST-DS ngày 01/12/2010 của Tòa án nhân dân quận T1, thành phố Đà Nẵng; Quyết định kháng nghị số 67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 88/2006/QĐ- DSST ngày 26/12/2006 của Tòa án nhân dân huyện N.66
cho các đương sự thực hiện quyền thay đổi ý kiến của mình. Tuy nhiên, tại hồ sơ vụ án không có tài liệu thể hiện việc Tòa án cấp sơ thẩm đã tống đạt Biên bản hòa giải thành cho ông Nguyễn Văn L, từ đó những người ủy quyền tham gia tố tụng cho ông L (nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) cũng không nhận được Biên bản hòa giải thành trên, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Chính vì vậy, sau khi có Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì ngày 25/8/2016, ông L có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục GĐT.
64 Quyết định này được đính kèm trong Phần phụ lục.
65 Khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ diện tích đất tranh chấp, xác định diện tích đất sử dụng thực tế 561 m2 nhưng không có bản vẽ sơ đồ thửa đất kèm theo, chưa làm rõ diện tích đất 311 m2 nằm ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai. Theo Ủy ban nhân dân xã H thì phần đất này thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân xã H nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cũng không đưa Ủy ban nhân dân xã H vào tham gia tố tụng để xác định ý kiến của họ về phần diện tích đất trên mà đã công nhận toàn bộ diện tích đất 561m2 cho các bên đương sự là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là một chế định pháp luật thể hiện rõ ràng nguyên tắc Tòa án tôn trọng mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Hiện nay, tại các giai đoạn tố tụng, trong đó có giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì được Tòa án xem xét công nhận sự thỏa thuận đó.
Các quy định của pháp luật liên quan đến chế định này đang dần hoàn thiện, tạo nền tảng pháp lý để các đương sự thực hiện quyền của mình.
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN
THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 2.1. Quyền thay đổi ý kiến của đương sự sau hòa giải thành
Hiện nay, BLTTDS đã quy định quyền thay đổi ý kiến của các đương sự sau hòa giải thành. Cụ thể tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật này quy định “hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”. Sở dĩ pháp luật không quy định Tòa án ra ngay quyết định CNSTTCCĐS mà hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mới ra quyết định là để các đương sự có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình, tạo cho họ sửa chữa những sai lầm nếu có trong một thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân do sự vội vàng, hấp tấp đem lại67. Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh thì quy định trên không thật sự hợp lý và tác giả cho rằng cần ra quyết định CNSTTCCĐS ngay sau khi lập biên bản hòa giải thành vì những lý do sau:
2.1.1.Bản chất của thỏa thuận giải quyết vụ án
Pháp luật tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cho phép các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Bản chất của sự thỏa thuận về giải quyết vụ án của đương sự là một dạng giao dịch dân sự68 và giao dịch dân sự này được ghi nhận trong biên bản hòa giải thành. Theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, các giao dịch dân sự được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết69, mọi sự sửa đổi, chấm dứt phải tuân theo sự “thỏa thuận tiếp theo của các bên để thay thế thỏa thuận ban đầu”. Nên việc pháp luật không quy định Tòa án ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà
67 Xem thêm Trần Anh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, tr. 504.
68 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 07, tr. 25.
34
hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành là trái với bản chất của sự thỏa thuận của các đương sự trong việc giải quyết vụ án.
Có quan điểm cho rằng thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mới ra quyết định là để các đương sự có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình, tạo cho họ sửa chữa những sai lầm nếu có trong một thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân do sự vội vàng, hấp tấp đem lại. Tuy nhiên, giải thích này không hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, về phía Tòa án, với trách nhiệm của mình, Tòa án đã tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp các bên đương sự còn sự phân vân, chưa thỏa thuận được với nhau thì Thẩm phán đã phải kiên trì tổ chức các phiên họp tiếp theo để các đương sự chắc chắn trong quyết định của mình70, nên việc tạo điều kiện cho các đương sự suy nghĩ chín chắn, cân nhắc thận trọng sau khi đã ra quyết định là không cần thiết. Còn về phía đương sự, nếu pháp luật tạo điều kiện để họ có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình sẽ tạo ra tâm lý vội vàng, hấp tấp, không nghiêm túc trong phiên hòa giải, bởi lẽ, dù gì thì họ vẫn còn “cơ hội” để sửa chữa những sai lầm, từ đó khó lòng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải trong TTDS.
Từ các phân tích trên, ta thấy không lý do hợp lý cho việc trì hoãn việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như quy định của BLTTDS hiện hành.
2.1.2.Các quy định của pháp luật liên quan
Khi xét về các quy định của pháp luật liên quan đến việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, thể hiện bằng biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án, tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hòa giải thương mại, cũng là biên bản hòa giải thành, nhưng Nghị định quy định: “khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.”71. Hiệu lực thi hành đối với các bên ở đây đã có ý nghĩa là “ràng buộc các
70 Xem thêm Chỉ thị số 04/2017/CT-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 03/10/2017 về việc tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân.
35
bên” như thỏa thuận hợp đồng. Trường hợp một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như kết quả hòa giải thành, thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khác. Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật TTDS72.
Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án bao gồm các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, các bên tham gia thỏa thuận là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải, trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý, một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận, và nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc người thứ ba73. Từ các quy định trên, có thể thấy khi xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, Tòa án sẽ không quan tâm đến việc các bên có thay đổi ý kiến của mình chưa, và Tòa án cũng không cho “cơ hội” để các đương sự “có ý kiến” về sự thỏa thuận của mình. Nếu thỏa mãn các điều kiện quy định thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, và quyết định này được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Vậy, cùng bản chất là biên bản hòa giải thành (cùng ghi nhận STTCCĐS), nhưng khi đã lập biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án thì các bên không được thay đổi ý kiến, việc công nhận kết quả hòa giải thành chỉ mang tính chất giúp cho sự thỏa thuận đó được đảm bảo thi hành trên thực tế, còn biên bản hòa giải thành tại Tòa án, không có giá trị pháp lý, hơn nữa luật còn quy định quyền thay đổi ý kiến, cụ thể sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định CNSTTCCĐS và từ đây mới có thể đảm bảo thi hành là một sự “không công bằng” cho việc thỏa thuận giải quyết vụ án tại Tòa án.
Khi nghiên cứu về pháp luật TTDS Việt Nam trong giai đoạn trước cũng có quy định biên bản hòa giải thành có hiệu lực pháp lý ngay.Thật vậy, tạiSắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về
72 Điều 16 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/217 quy định về hòa giải thương mại.
36
dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà đương sự không có quyền điều đình.”74 và “Biên bản hòa giải là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày phòng Biện lý nhận được biên bản hòa giải thành.”75. Đây là thời kỳ Việt Nam mới giành lại chính quyền từ thực dân Pháp, có lẽ những quy định trên đã học hỏi từ pháp luật Pháp76. Tác giả không khẳng định chắc chắn điều đó, bởi lẽ tác giả không nắm rõ pháp luật Pháp vào thời kỳ bấy giờ. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể khẳng định quy định tại Sắc lệnh số 85/SL trên hoàn toàn tương đồng với pháp luật Pháp hiện hành được tác giả phân tích ở phần sau.
Tính hợp lý của Nghị định số 22/2017 và Sắc lệnh số 85/SL về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành, BLTTDS cần phải “học hỏi” để hạn chế những bất cập như đã trình bày ở những luận điểm trên.