Các quy định về giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải từ các nông trạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 40 - 46)

xử lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi

Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định yêu cầu về quản lý chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy.

Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải [21, Điều 3, khoản 19]. Chủ nguồn thải chất thải từ các nông trại chăn nuôi là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành các cơ sở chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi trang trại.

Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải như sau:“Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng”.

Như vậy, có thể nhận thấy chủ nguồn thải là đối tượng trực tiếp và đầu tiên chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý chất thải, bởi lẽ, sự phát sinh chất thải rất đa dạng và phong phú, chúng ta khó có thể kiểm soát được quá trình này. Chủ nguồn thải có nghĩa vụ giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải. Những nghĩa vụ này của chủ nguồn thải nhằm mục đích cuối cùng là đưa vào môi trường lượng chất thải ít nhất và có độ độc hại thấp nhất. Cụ thể hóa điều này, điểm b, c khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi có

nghĩa vụ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về BVMT. Việc quy định các tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm mục đích giảm thiểu phát sinh chất thải chăn nuôi ngay tại nguồn. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để hạn chế sự ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường, bởi khi giảm thiểu được chất thải phát sinh từ nguồn thì các khâu xử lý về sau cũng sẽ giảm được áp lực, tránh quá tải cho hệ thống xử lý.

Để nâng cao hiệu quả trong việc tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi, chủ nguồn thải có trách nhiệm phân loại chất thải chăn nuôi tại nguồn. Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau [21, Điều 3, khoản 10].

Chất thải từ các nông trại chăn nuôi sau khi được phân định thì được phân loại tại nguồn như sau:

- Chất thải chăn nuôi thông thường bao gồm: chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.

- Chất thải chăn nuôi nguy hại bao gồm: xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh, chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại (quy định tại cột 14 02 Mục C Phụ lục 1 quy định danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Việc phân loại chất thải tại nguồn nhằm tách các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ, tạo nguồn hữu cơ sạch để tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ có chất lượng cao phục vụ cho nông nghiệp và tái sinh năng lượng một cách có hiệu quả. Chất thải chăn nuôi sau khi được phân loại được quản lý theo quy trình khác nhau nhằm mục

đích giảm về mặt số lượng, khối lượng, trọng lượng và độ độc hại của chất thải, đảm bảo chất thải chăn nuôi khi được đưa vào môi trường không gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và sức khỏe con người.

Thứ nhất, quản lý đối với chất thải chăn nuôi nguy hại: xác chết vật nuôi, vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch được xử lý theo QCVN 01-41:2011/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại được xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại [31]. Cụ thể, xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải tiêu hủy bằng biện pháp chôn lấp hoặc biện pháp đốt (đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công sau đó lấp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán phải đổ bê tông hố chôn).

Năm 2008, dịch PRRS xảy ra tại một số tỉnh gây thiệt hại lớn, với số lượng lợn chết và tiêu hủy trên 200.000 con. Kết quả nghiên cứu và ĐTM cho thấy các hố chôn xác động vật trong trại chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm cục bộ nước ngầm tầng nông khoảng cách 15-40m tùy số lượng xác vật nuôi chôn trong hố và điều kiện thổ nhưỡng [30]. Do vậy, xác chết vật nuôi, vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch, chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại cần phải được thu gom, tiêu hủy và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Thứ hai, quản lý đối với chất thải chăn nuôi thông thường.

Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định tổ chức, cá nhân sở hữu nông trại chăn nuôi có nghĩa vụ xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về BVMT, cụ thể:

Đối với chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ

Biện pháp xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau: (i) Chất thải rắn phải được thu gom và xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: phương pháp ủ compost, công trình khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học, xử lý bằng nhiệt hoặc các giải pháp khác trước khi sử dụng trong cơ sở chăn nuôi hoặc đưa ra khỏi cơ sở chăn nuôi;

(ii) Chất thải rắn được đem đi xử lý bên ngoài cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo các quy định về vận chuyển chất thải hiện hành [31].

Theo IAEA, thành phần các chất dinh dưỡng trong phân phụ thuộc vào loại gia súc, biến động như sau (so chất khô): hàm lượng các bon: 24,7-44,9%, N tổng số: 2,5%, P2O5 tổng số từ 0,32 - 0,77%, K2O tổng số từ 1,15 – 5,41% [39, 77]. Như vậy, có thể thấy, chất thải rắn trong chăn nuôi có thành phần dinh dưỡng rất cao, nếu được thu gom và xử lý hiệu quả sẽ trở thành nguồn phân hữu cơ rất có giá trị cho sản xuất nông nghiệp cũng như mang lại lợi ích kinh tế cho các nông trại chăn nuôi.

Trên thực tế, người dân vẫn tự phát thu gom chất thải rắn trong chăn nuôi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Số liệu khảo sát của dự án LCASP cho thấy, ở một số nơi chất thải chăn nuôi dạng rắn đang được thu gom để bán làm phân hữu cơ. Một số trang trại gia cầm như trang trại Minh Dư ở Bình Định sử dụng trấu để làm đệm lót sinh học cho gà: cứ 1kg trấu có giá 1.300 đồng, sau khi sử dụng sẽ thu được 3kg trấu lẫn phân gà có giá 1.000 đồng/kg. Ông chủ trang trại cho biết, riêng tiền bán phân gà lẫn trấu đã giúp trang trại có đủ kinh phí trả công cho khoảng 50 nhân viên trong trang trại [39]. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể về các công nghệ “xử lý bằng nhiệt hoặc các giải pháp khác” như thế nào để đảm bảo an toàn sinh học nên ở nhiều nơi, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải chăn nuôi vẫn không được khuyến khích, thậm chí bị xử phạt. Các hoạt

động thu gom, vận chuyển chất thải rắn trong chăn nuôi cũng chưa có các hướng dẫn rõ ràng nên các chuỗi giá trị thu gom, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi vẫn chưa được hình thành ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp sạch của Chính phủ và việc xử lý môi trường chăn nuôi bền vững của người dân.

Đối với nước thải chăn nuôi

Cục Chăn nuôi hướng dẫn cụ thể biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi: (i) Nước thải phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng hệ thống riêng và tách biệt với nước mưa; (ii) Nước thải phải được xử lý bằng một hoặc một nhóm các giải pháp sau: công trình khí sinh học, bể lắng, bể lọc, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các phương pháp khác đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối hoặc không chảy tràn ra môi trường xung quanh; (iii) Cơ sở chăn nuôi tập trung có biện pháp xử lý chất thải lỏng, đảm bảo nước thải trước khi thải ra môi trường đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành về nước thải chăn nuôi; (iv) Nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải phải đáp ứng được các thông số ô nhiễm trong nước thải quy định tại QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.

Hiện nay, chất thải lỏng trong chăn nuôi được coi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Mặc dù các quy định về xử lý nước thải chăn nuôi đã được quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên các quy định này vẫn tồn tại nhiều bất cập. Các tiêu chuẩn về nước thải chăn nuôi theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT quá cao dẫn đến biện pháp công nghệ phổ biến nhất hiện nay người chăn nuôi áp dụng là công nghệ khí sinh học không thể đáp ứng. Một số doanh nghiệp lớn như TH Truemilk đã trang bị các hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi để đáp ứng QCVN 62-MT:2016/BTNMT nhưng rất tốn kém, chi phí xử lý lên đến 11.000 đồng/m3 nước thải [40]. Mặt khác, việc

sử dụng nước thải chăn nuôi như là nguồn nước dinh dưỡng đến tưới cho cây trồng cũng đang bị hạn chế bởi QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Điểm b Khoản 3 Điều 59 Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định “nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng”. Tuy nhiên, QCVN 62:2016/BTNMT không quy định quy chuẩn đối với sử dụng nước thải chăn nuôi cho mục đích thủy lợi, tưới tiêu. Trước đây, các cơ sở chăn nuôi khi sử dụng nước thải chăn nuôi cho mục đích tưới tiêu có thể áp dụng QCVN 39:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu được ban hành kèm theo Thông tư số 43/2011/TT- BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, QCVN 39:2011/BTNMT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 quy định về QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt có hiệu lực thi hành. Giá trị giới hạn các thông số nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT đặt ra quá cao nếu áp dụng với nước thải chăn nuôi dùng cho tưới tiêu, thủy lợi. Nếu bắt buộc người dân xử lý nước thải chăn nuôi đạt tiêu chuẩn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT để tưới cho cây trồng thì sẽ rất tốn kém và giảm giá trị phân bón của nguồn nước dinh dưỡng này rất nhiều. Một số doanh nghiệp như TH Truemilk cho rằng, nếu đáp ứng QCVN 08- MT:2015/BTNMT thì nước thải chăn nuôi sẽ “trong như nước mưa và không còn giá trị dinh dưỡng cho cây trồng nữa” [39]. Điều này đã khiến tồn tại một nghịch lý là nguồn nước thải chăn nuôi giàu dinh dưỡng cho cây trồng đang phải xử lý rất tốn kém để xả xuống nguồn nước mặt, trong khi người dân phải mua phân bón vô cơ với chi phí cao để bón cho cây trồng.

Đối với chất thải khí

nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi”. Theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi, biện pháp xử lý khí thải chăn nuôi là chuồng trại phải được vệ sinh, sử dụng các chế phẩm sinh học, khơi thông cống rãnh, thu gom chất thải rắn, lỏng để xử lý thường xuyên nhằm giảm thiểu phát thải khí trong quá trình chăn nuôi.

Các trang trại chăn nuôi thường có mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các khu dân cư làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến việc người dân thường xuyên phản ánh đến các cấp chính quyền. Tuy nhiên, hiện nay các quy định đối với chất thải khí chưa có các tiêu chuẩn cụ thể cũng như chưa có quy định cụ thể về mức độ ô nhiễm mùi trong chăn nuôi dẫn đến các cấp chính quyền lúng túng trong việc xử lý các tranh chấp liên quan đến ô nhiễm chất thải khí trong chăn nuôi.

Đối với tiếng ồn từ hoạt động chăn nuôi

Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi. Biện pháp để xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi được Cục Chăn nuôi hướng dẫn tại Hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung là cơ sở chăn nuôi tập trung phải có tường bao, trồng cây xanh nhằm giảm thiểu và xử lý tiếng ồn không gây ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 40 - 46)