Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 64 - 68)

trại chăn nuôi ở Việt Nam

Chăn nuôi là một trong những ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm qua. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2016 tổng số trang trại chăn nuôi của cả nước là 20.869 trang trại, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội (3.189), Hưng Yên (648), Vĩnh Phúc (1.007), Tây Nguyên (4.041), Thái Nguyên (800), Đồng Nai (3.811), Bình Dương (901). Đàn lợn nước ta có khoảng 29,1 triệu con, đàn trâu bò khoảng 8 triệu con, đàn gia cầm khoảng 361,7 triệu con. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó quy đổi được lượng chất thải rắn mà đàn gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 86 triệu tấn và khoảng trên 57 triệu khối chất thải lỏng. Để quản lý tốt môi trường chăn nuôi, khung thể chế chính sách đã được xây dựng, cụ thể là việc ban hành các luật (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thú y, Luật Chăn nuôi) và văn bản dưới luật cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nước thải chăn nuôi, điều kiện trại chăn nuôi an toàn sinh học,... tạo cơ sở pháp lý để phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, theo báo cáo hiện trạng môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015), chuyển biến trong cải tiến chất lượng môi trường chăn nuôi chuyển biến chậm. Việc xử lý và quản lý chất thải chăn nuôi còn nhiều khó khăn, vẫn còn không ít các

nông trại chăn nuôi công nghiệp chưa chấp hành tốt công tác bảo vệ môi trường, không có sổ sách ghi chép quá trình sản xuất chăn nuôi, không kiểm soát được xả thải ra môi trường. Các trang trại chăn nuôi mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân như: do quy mô công trình xử lý chất thải chưa đáp ứng đủ việc xử lý lượng chất thải dẫn đến quá tải công suất xử lý; áp dụng công nghệ chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả xử lý chưa triệt để hoặc không vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải, làm ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho người dân.

Hiện nay các nông trại chăn nuôi thường áp dụng các công nghệ để xử lý chất thải chăn nuôi như: xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas; xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học (xử lý môi trường bằng men sinh học, chăn nuôi trên đệm lót sinh học); xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost); xử lý bằng công nghệ ép tách phân; xử lý nước thải sau biogas bằng hệ thống tưới, xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp nuôi giun quế, xử lý nước thải bằng biện pháp sục khí, hồ sinh học… cho kết quả tốt và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay [72]. Tuy nhiên, các nông trại chăn nuôi thường chỉ sử dụng một đến hai biện pháp xử lý chất thải đơn lẻ, trong khi lượng chất thải thải ra hàng ngày tương đối lớn dẫn đến tình trạng không thể giải quyết triệt để được nguồn thải phát sinh. Do đó, sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp xử lý sẽ giúp các nông trại chăn nuôi xử lý triệt để được nguồn thải, sử dụng chất thải, tiết kiệm được chi phí và tạo ra thu nhập tăng thêm. Ngoài ra, do chi phí đầu tư xây dựng và vận hành các công trình xử lý chất thải chăn nuôi khá tốn kém nên nhiều nông trại chọn giải pháp đầu tư các công trình xử lý chất thải một cách hình thức để được phép chăn nuôi và không sẵn sàng bỏ các chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa để giúp cho các công trình xử lý chất thải chăn nuôi phát huy được vai trò xử lý môi trường.

STT Hình thức Tỷ lệ Trang trại

1 Số trang trại thực hiện báo cáo ĐTM 14,3 2.113 2 Số trang trại có kế hoạch bảo vệ môi trường 51,2 7.682 3 Số trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh 7,8 1.131 4 Số trang trại được chứng nhận an toàn sinh học 2,2 346 5 Số trang trại được chứng nhận VietGAP và các

hình thức khác 21,3 3.310 6 Số trang trại chưa áp dụng các biện pháp xử lý

chất thải 3,2 486

Tổng 100 15.068

(Nguồn: Mai Văn Trịnh, Lương Hữu Thành, Cao Hương Giang (2017), Vấn đề môi trường trong quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi, Cổng thông tin điện tử Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP)).

Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi là do các nông trại chăn nuôi đang áp dụng các quy trình chăn nuôi sử dụng rất nhiều nước làm mát và làm vệ sinh dẫn đến chất thải lỏng không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học) xuống nguồn nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các nông trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để sử dụng cho mục đích trồng trọt hoặc để bán làm phân bón hữu cơ. Hiện nay hình thành tự phát một hệ thống thu gom phân trâu, bò khô từ Đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Nam Trung Bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su,... Chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tỷ lệ chất khô rất thấp (dưới 0,8%), hầu như không thể thu gom làm phân chuồng nên chỉ còn cách xả trực tiếp xuống nguồn nước thông qua hệ thống thoát nước hoặc cho xuống hầm khí sinh học, sau đó tiếp tục qua một hệ thống hồ lắng, hồ sinh học để lọc sạch nước thải chăn nuôi trước khi xả ra môi trường.

của thực tế sản xuất. QCVN 62-MT:2016/BTNMT quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải môi trường. Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.

Ở một số nơi, tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài của các cơ sở chăn nuôi tập trung đã gây bức xúc trong nhân dân, khiếu kiện kéo dài, tạo điểm nóng về an ninh trật tự. Theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên cho thấy, nước thải chăn nuôi của các trang trại tại đây chủ yếu được xử lý qua bể biogas, sau đó thải ra ao chứa không có lót đáy chống thấm, nước thải trong các ao chứa đều có màu đen và bốc mùi hôi nồng nặc. Tại 2 trang trại chăn nuôi lợn gia công cho Công ty TNHH Chăn nuôi C.P Việt Nam thuộc địa bàn xã Phúc Thuận và Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) thường xuyên có hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân thường xuyên kiến nghị đồng thời viết đơn gửi lên các cấp chính quyền đề nghị xử lý. Trang trại đã 2 lần bị UBND tỉnh Thái Nguyên đưa vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và đề nghị khắc phục ô nhiễm. Tuy nhiên, trang trại không thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, tiếp tục xả thải gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.

Từ năm 2010 đến nay, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện và xử lý 288 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi; xử phạt 6,167 tỉ đồng. Các vi phạm về BVMT trong lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu là các vi phạm về xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quản lý chất thải

nguy hại không đúng quy định, vi phạm về hồ sơ thủ tục môi trường và thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w