Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 91 - 104)

lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam

Để những nội dung của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi thực sự đi vào đời sống, song song với việc hoàn thiện các quy định pháp luật, còn cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật. Một số nhóm giải pháp để nâng cao

hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam như:

Một là, nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách

- Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác BVMT từ Trung ương đến địa phương theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Đồng thời rà soát, quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở khoa học và ban hành các văn bản kỹ thuật, văn bản pháp lý, các văn bản hướng dẫn về quản lý liên quan đến chăn nuôi, quy trình quản lý chất thải, kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính.

- Triển khai hiệu quả công cụ pháp lý trong quản lý chất thải: xác nhận bảo đảm yêu cầu BVMT đối với các nông trại chăn nuôi trước khi hoạt động.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi nhằm thay thế phân hóa học. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông gắn kết với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chăn nuôi.

Hai là, nhóm giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ.

- Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải cho các quy mô chăn nuôi khác nhau theo hướng: (i) công nghệ khí sinh học cải tiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ và một số công nghệ bổ trợ khác nhằm khắc phục các hạn chế về quá tải hầm khí sinh học; (ii) các thiết bị giúp sử dụng hết khí ga sinh ra từ các hầm khí sinh học; (iii) công nghệ tách chất thải rắn từ phân lỏng do chăn nuôi quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước tạo ra nhằm xử lý hiệu quả hơn nước thải từ các nông trại chăn nuôi.

- Nghiên cứu và hướng dẫn người dân các công nghệ về xử lý nước thải chăn nuôi làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng xung quanh trang trại.

- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi ở quy mô lớn cho các doanh nghiệp áp dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thay thế một phần nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ từ chủ yếu là than bùn như hiện nay sang các nguồn nguyên liệu tái tạo khác như chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt.

- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện của từng nông trại chăn nuôi. Cụ thể, hiện nay chăn nuôi lợn thịt ở nước ta đang sử dụng từ 30 – 50 lít nước/đầu lợn/ngày để tắm lợn và làm vệ sinh chuồng trại trong khi ở các nước phát triển chỉ sử dụng dưới 10 lít nước/đầu lợn/ngày.

- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sử dụng hết khí ga sinh ra từ những hầm biogas vào các mục đích tạo thu nhập cho người dân như công nghệ sử dụng khí ga để phát điện, sấy, thắp sáng, sưởi ấm,... nhằm giúp giảm phát thải khí nhà kính và tạo động lực kinh tế cho các nông trại chăn nuôi vận hành, bảo dưỡng các hầm biogas một cách bền vững.

Ba là, nhóm các giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Chăn nuôi năm 2018, Nghị định 38/2015/NĐ-CP rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân. Tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới khuyến nông để nâng cao nhận thức về tác động của chất thải chăn nuôi đối với vấn đề biến đổi khí hậu, BVMT.

- Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải giữa các địa phương.

- Tăng cường nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác quản lý chất thải. Tập huấn, đào tạo về chuyên môn, lồng ghép với đào tạo kỹ thuật và phương pháp đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính cho các cán bộ quản lý các cấp, các chủ cơ sở chăn nuôi.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khóa tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, áp dụng các biện pháp giảm thải, xử lý chất thải, tái sử dụng chất thải nhằm bảo vệ môi trường, sản xuất bền vững, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường trong quá trình sản xuất, thực hiện quản lý chất thải chăn nuôi theo đúng các quy định của pháp luật. Xây dựng các mô hình chăn nuôi giảm phát thải khí nhà kính (GAPH) để làm mẫu nhân rộng trên toàn quốc.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải chăn nuôi; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi.

Bốn là, nhóm các giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về môi trường của các nông trại chăn nuôi cũng như giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Năm là, nhóm các giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế: Chủ động đề xuất, xây dựng cơ chế và nội dung hợp tác song phương và đa phương, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, xử lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi; tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lượng từ chất thải chăn nuôi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

BVMT, xử lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành cũng như toàn thể người dân, các tổ chức mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải chăn nuôi là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Chăn nuôi năm 2018, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, sửa đổi, ban hành các QCVN liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi đồng thời hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi theo hướng tăng cường sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng; tăng cường trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong công tác quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi. Một số giải pháp về chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ cũng cần được quan tâm và thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi diễn ra hiệu quả.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần giúp hoạt động quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam trong thời gian tới đạt được hiệu quả tốt đẹp hơn.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, chăn nuôi tập trung quy mô lớn liên tục phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường chăn nuôi trở thành vấn đề bức xức trong xã hội. Ở nhiều địa phương, nguồn nước quanh các khu vực dân cư có các nông trại chăn nuôi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của người dân, cản trở quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải đưa vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Chăn nuôi năm 2018 cùng những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã tạo ra một khung pháp lý cho các chủ thể có liên quan đến quá trình quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, các quy định pháp luật này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đầy đủ, hoàn thiện và vô cùng cấp thiết. Để triển khai hiệu quả pháp luật thì sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước cũng vô cùng quan trọng. Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để công tác quản lý chất thải tại các nông trại chăn nuôi được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, từng cá nhân phải nhận thức được trách nhiệm và cùng chung tay BVMT, mới có thể tạo ra chuyển biến tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác BVMT nói chung và công tác quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi nói riêng, tiến tới từng bước ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), QCVN 01- 14:2010/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), QCVN 01- 15:2010/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), QCVN 01- 41:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật, ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2011.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Quyết định số 932/QĐ- BNN-KH ngày 24/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp năm 2018, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019), Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, Hà Nội.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Quyết định số 06/QĐ- BNN-CN ngày 02/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, Hà Nội. 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Thông tư số

02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí kinh tế trang trại, Hà Nội.

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.

14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), QCVN 62-MT:2016/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016.

15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2017 chuyên đề: Quản lý chất thải, Cổng thông tin điện tử Tổng cục môi trường.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 chuyên đề: Môi trường nước các lưu vực sông, Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý tài nguyên nước.

17. Bùi Bá Bổng (2017), Ràng buộc chính sách quản lý chất thải chăn nuôi và bùn sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ, Cổng thông tin điện tử

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP).

18. Chính phủ (2015), Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, Hà Nội. 19. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của

Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Hà Nội.

20. Chính phủ (2015), Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

21. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Hà Nội.

22. Chính phủ (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.

23. Chính phủ (2017), Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

24. Chính phủ (2017), Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón, Hà Nội.

25. Chính phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

26. Chính phủ (2019), Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 91 - 104)