nông trại chăn nuôi ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016, Việt Nam có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn và gia cầm với tổng đàn nuôi trong cả nước khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc [36]. Mỗi năm, khối lượng chất thải từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm [8], trong đó, chỉ có khoảng 40% chất thải không qua xử lý thải ra môi trường, 60% còn lại được xử lý, tuy nhiên, phần lớn việc xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép. Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang còn nhiều bất cập. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải chăn nuôi là việc làm cần thiết.
Pháp luật là nền tảng, là khuôn khổ để mọi hành vi của con người đạt được đúng chuẩn mực, chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải chăn nuôi cần phải dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môitrường
Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi phải thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nói riêng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo
đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, bắt kịp xu hướng hội nhập toàn diện với khu vực và quốc tế, quản lý chất thải chăn nuôi một cách toàn diện và hiệu quả.
Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định quan điểm ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích phát triển kinh tế ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh; trong đó, tầm nhìn đến năm 2030 là “ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước”.
Để thực hiện mục tiêu đó, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi nói riêng phải “coi chất thải là tài nguyên”. Tư tưởng xuyên suốt của chính sách pháp luật đối với chất thải là hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng xấu đối với môi trường của chất thải trong suốt quá trình từ trước khi phát sinh trên thực tế cho đến quá trình xử lý, tiêu hủy chất thải. Sau khi chất thải phát sinh, chính sách pháp luật về quản lý chất thải cần được xây dựng và thực thi nhằm quản lý một cách chặt chẽ nhất đối với chất thải. Theo đó, các chính sách pháp luật về thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải phải được xây dựng và thực thi với định hướng cơ bản là phải coi chất thải là một loại “tài nguyên thứ cấp” phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Do đó, cần ưu tiên phân loại để tái chế, tái sử dụng nhằm giảm sức ép về khai thác tài nguyên và xử lý chất thải. Đây là một trong những tiền đề để xây dựng nền kinh tế thị trường bền vững.
tạo ra công bằng xã hội. Kinh tế xanh là xu hướng phát triển, là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới và đang được xem là mô hình mới, giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Các hoạt động trong nền kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người, đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường, ba yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững. Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý chất thải hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững phải là một hệ thống chính sách pháp luật chứa đựng các quan điểm định hướng đối với pháp luật và biện pháp thực hiện pháp luật về quản lý các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải khác nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi dựa trên cơ sở các điều kiện về kinh tế - xã hội Việt Nam
Pháp luật, kinh tế, xã hội là các yếu tố không thể tách rời nhau, một xã hội sẽ không phát triển được nếu không kết hợp hài hòa các yếu tố này. Pháp luật muốn tồn tại và áp dụng trong thực tế thì phải phù hợp với xã hội, kinh tế. Theo đó, pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, xã hội Việt Nam.
Về kinh tế
Lịch sử cho thấy, tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo sự ô nhiễm môi trường, điều đó đã được chứng minh từ thực tiễn tất cả các nước trên thế giới. Những năm gần đây, với tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành chăn nuôi tại Việt Nam có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn, lượng chất thải
chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng tăng trong khi công tác quản lý chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế đặt ra yêu cầu pháp luật phải có những quy định nhằm định hướng giúp cho việc quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi đạt được hiệu quả tốt nhất. Nguyên lý không phải sản xuất ít đi để đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn ở Việt Nam.
Từ các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi khi hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi cần phải chú trọng giải quyết một cách hoàn chỉnh mâu thuẫn giữa một nền kinh tế đang phát triển với rất nhiều khó khăn và mục tiêu phát triển bền vững. Phải thực hiện việc hoàn thiện trên cơ sở vừa đảm bảo sự phù hợp với nền kinh tế đang phát triển vừa tạo cơ sở cho hoạt động kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với vấn đề quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.
Về mặt xã hội
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2019 là 96.208.984 người, với mật độ dân số là 294 người/km2. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người và mật độ dân số tăng 31 người/km2 [75]. Dân số tăng, các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất cũng tăng theo dẫn đến hậu quả là môi trường ngày càng ô nhiễm do chất thải của các hoạt động này phát thải vào môi trường ngày càng nhiều. Cùng với đó, mật độ dân số tăng cao dẫn tới việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Từ các vấn đề đang phát sinh trong xã hội hiện nay đòi hỏi việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi phải đặt trên cơ sở xã hội, phải kết hợp được việc giải quyết các vấn đề đang nảy sinh trong xã hội với sự phát triển bền vững.
quản lý chất thải có chất lượng và thực thi có hiệu quả thì việc hình thành hệ thống, chính sách pháp luật về quản lý chất thải một cách có khoa học, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam là nhu cầu tất yếu, khách quan.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi dựa trên thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam
Cơ bản đến nay, hệ thống chính sách pháp luật về BVMT đã tương đối đầy đủ và đồng bộ. Nhiều văn bản quy định về quản lý chất thải được ban hành đã trở thành một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải trên phạm vi cả nước.
Trước khi có Luật Chăn nuôi năm 2018, chúng ta đã có một số khung pháp lý và quy định, quy chuẩn nhằm bảo đảm chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đa số các quy định mới chỉ nêu ra các yêu cầu về xả thải mà chưa tính đến khả năng thực hiện của người dân. Các tiêu chuẩn quốc gia về nước thải từ các cơ sở chăn nuôi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, nhưng các tiêu chuẩn này quá cao dẫn đến công nghệ khí sinh học mà người dân đang áp dụng phổ biến không thể đáp ứng được, khiến cho việc thực thi và tuân thủ đối với các tiêu chuẩn này trên thực tế còn rất yếu. Một số cơ sở chăn nuôi chỉ lắp đặt các hầm khí sinh học tượng trưng cho việc xử lý chất thải chăn nuôi để đảm bảo đủ điều kiện chăn nuôi với chính quyền địa phương, bất kể chúng có đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường hay không.
Luật Chăn nuôi năm 2018 được coi là mốc son quan trọng trong công tác hoàn thiện khung pháp lý về lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi với một chương (12 Điều) quy định về điều kiện cơ sở chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi. Luật Chăn nuôi năm 2018 đã thể hiện sự quan tâm lớn đến môi trường chăn nuôi thông qua việc quy định cụ thể hơn về xử lý chất thải chăn
nuôi theo hướng sử dụng cho mục đích cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Tuy nhiên, để Luật Chăn nuôi thực hiện hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân cũng như góp phần BVMT chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải ban hành thêm các Thông tư, hướng dẫn về các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các công nghệ khuyến cáo người dân áp dụng để đáp ứng yêu cầu của Luật như QCVN về sử dụng chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi cho cây trồng, QCVN về nước thải chăn nuôi dùng cho cây trồng, QCVN về sử dụng chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi làm thức ăn cho thủy sản, QCVN về khí thải trong chăn nuôi [42].
Việc xây dựng cơ chế quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở nước ta phải quán triệt trên quan điểm: kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” với các chính sách quản lý “mềm” phù hợp với đặc thù của Việt Nam nhằm cân bằng hai lợi ích – vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và vừa ngăn ngừa giảm thiểu tác hại đến môi trường. Một hệ thống pháp luật “cứng” là việc xây dựng một hệ thống các văn bản pháp lý quy định chi tiết và đầy đủ trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi cũng như các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. Các chính sách quản lý “mềm” là việc thực thi pháp luật bằng các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện kích thích cho việc đầu tư phát triển kinh tế nhưng vẫn kiểm soát và ngăn ngừa được ô nhiễm do việc phát sinh các chất thải chăn nuôi gây ra.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia khác
Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận, xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn
định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Điều ước quốc tế xác định nghĩa vụ cho các quốc gia tham gia Điều ước là phải đảm bảo thực thi các cam kết đó trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Như vậy, khi đã tham gia ký kết các Điều ước quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ nỗ lực, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Để thực hiện điều đó, Việt Nam cần bảo đảm thực hiện nội luật hóa các Điều ước quốc tế thông qua việc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng các quy phạm pháp luật mới sao cho các quy định này vừa mang tính đặc thù của Việt Nam, vừa phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Trong lĩnh vực BVMT, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải chăn nuôi cần dựa trên cơ sở các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon; Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng; Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thương mại quốc tế, …
Môi trường trái đất đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Để giảm bớt nguy cơ đó, mỗi quốc gia đã và đang tự xác định cho mình các phương thức BVMT trong đó có quản lý chất thải. Việt Nam là quốc gia với nền kinh tế đang phát triển rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ của các quốc gia khác trên thế giới nhất là trong hoạt động BVMT. Từ phương thức BVMT và quản lý chất thải ở các quốc gia tiên tiến, Việt Nam cần chủ động học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu có chọn lọc để bắt kịp xu hướng phát triển pháp luật của các quốc gia có trình độ lập pháp tiến bộ, từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở nước ta và cũng dễ dàng hội nhập hơn với bạn bè quốc tế trong các diễn đàn, hội nghị hợp tác về môi trường nói chung và quản lý chất thải chăn nuôi nói riêng. Việc tiếp thu và
vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam sao cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở Việt Nam