Trách nhiệm đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của chủ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 46 - 52)

bảo vệ môi trường của chủ các dự án liên quan đến chất thải từ các nông trại chănnuôi

môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó [53, Điều 3, khoản 23]. Mục đích của việc lập báo cáo ĐTM đối với các dự án nói chung và dự án liên quan đến chăn nuôi và xử lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi nói riêng là để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề BVMT nơi hoạt động của dự án; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với BVMT.

Hoạt động ĐTM trong lĩnh vực chăn nuôi và chất thải từ các nông trại chăn nuôi hiện nay được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Theo quy định của pháp luật, các hạng mục liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chăn nuôi và chất thải từ các nông trại chăn nuôi phải lập báo cáo ĐTM là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô chuồng trại từ 500 đầu gia súc hoặc 20.000 đầu gia cầm trở lên. Chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM liên quan đến xử lý chất thải chăn nuôi như sau:

Thứ nhất, chủ dự án có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Việc ĐTM phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Nếu chủ dự án có đủ khả năng, nhân lực và hiểu biết pháp luật thì có thể tự mình triển khai các bước lập báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, phần lớn các dự án lớn hiện nay, các chủ dự án đều thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thực

hiện hoạt động này nhằm đưa ra một báo cáo hoàn chỉnh nhất, đúng quy định pháp luật để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, chủ dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện báo cáo ĐTM và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo ĐTM. Kết quả thực hiện ĐTM thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM.

Thứ ba, sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm: tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; phối hợp với UBND cấp xã nơi đã lấy ý kiến trong quá trình lập báo cáo ĐTM tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; báo cáo bằng văn bản cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trong trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM và chỉ thực hiện thay đổi sau khi có quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM; lập và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.

Thứ tư, chủ dự án phải dự trù nguồn kinh phí để lập, thẩm định báo cáo ĐTM trong tổng vốn đầu tư cho dự án theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Thứ năm, chủ dự án có trách nhiệm phải lập lại báo cáo ĐTM trong các trường hợp sau: Dự án không triển khai trong vòng 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; thay đổi địa điểm thực hiện dự án; tăng quy mô, công suất làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình BVMT; thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án, thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng làm tăng tác động xấu đến môi trường. Quy định về việc lập lại báo cáo ĐTM nhằm nâng

cao trách nhiệm của các chủ dự án đối với bản đánh giá môi trường mình đã lập, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện các dự án, góp phần loại bỏ các dự án gây tác động xấu đến môi trường.

Như vậy, với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM trước khi được cấp phép triển khai dự án. Bởi đây đều là những dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Quy trình lập báo cáo ĐTM, nội dung và thời gian phê duyệt báo cáo ĐTM của các dự án này thực hiện theo quy định của pháp luật. Chủ dự án có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các bước để lập và bảo đảm triển khai các hoạt động như đã nêu trong báo cáo ĐTM.

Có thể nói, pháp luật đã quy định khá chi tiết, cụ thể về trách nhiệm ĐTM của chủ các dự án liên quan đến chất thải từ các nông trại chăn nuôi. Báo cáo ĐTM giúp chúng ta kiểm soát, lường trước được những ảnh hưởng tiêu cực của dự án, đặc biệt là dự án xử lý chất thải, ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư với môi trường sống xung quanh, giúp chính quyền và người dân địa phương giám sát tốt hơn những biến đổi của môi trường khi dự án được triển khai đồng thời là căn cứ pháp lý để xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng ĐTM, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Báo cáo ĐTM là một hạng mục rất quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô chuồng trại từ 100 đến dưới 500 đầu gia súc hoặc từ 5.000 đến dưới 20.000 đầu gia cầm phải đăng ký kế hoạch BVMT.

Chủ dự án có trách nhiệm lập kế hoạch BVMT như sau:

Thứ nhất, chủ dự án phải lập kế hoạch BVMT gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án.

Thứ hai, sau khi kế hoạch BVMT được xác nhận, chủ dự án có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT theo kế hoạch BVMT đã được xác nhận; dừng hoạt động, thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cho UBND cấp xã hoặc UBND cáp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về BVMT thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan có liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường; hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về BVMT kiểm tra, thanh tra.

Thứ ba, chủ dự án có trách nhiệm phải lập và đăng ký lại kế hoạch BVMT cho dự án trong trường hợp thay đổi địa điểm; không triển khai thực hiện dự án trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch BVMT được xác nhận. Trường hợp dự án có thay đổi tính chất, quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM thì chủ đầu tư dự án phải lập báo cáo ĐTM và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Ngoài ra, tất cả dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án là căn cứ để chủ dự án đưa dự án vào vận hành và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT trong quá trình hoạt động của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

2.1.3. Các quy định về chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi và quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi

Ngày 17/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định xác định 19 ngành, nghề được ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi và quản lý chất thải nông nghiệp. Các ưu đãi chính được xác định trong Nghị định bao gồm:

- Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đất đai:

Thứ nhất, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước: Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước; doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo; doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo.

Thứ hai, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tương đương với 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

- Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ về tài chính:

Đối với các dự án liên quan đến chăn nuôi, các mức hỗ trợ được quy định như sau: Hỗ trợ 05 tỷ đồng/dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nhập bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì được hỗ trợ bổ sung là 10 triệu đồng/con.

Việc Nhà nước quy định các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, nhất là hỗ trợ về tài chính cho các dự án chăn nuôi nhằm đầu tư vào cơ sở hạ tầng để quản lý chất thải đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi.

Ngoài ra, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ- CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón trong đó quy định Nhà nước có các chính sách về tín dụng, thuế, quỹ đất cho việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Mặc dù phân bón hữu cơ truyền thống do các tổ chức, cá nhân sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này nhưng chính sách về sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đã được xác định là ưu tiên hàng đầu trong chính sách nhà nước về phân bón, phản ánh chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch của Chính phủ, tạo hành lang pháp lý cho phát triển phân bón hữu cơ từ nguồn chất thải chăn nuôi, từ đó cũng góp phần trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường chăn nuôi, xử lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải từ các nông trại chăn nuôi ở việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w