Khái niệm và đặc điểm của án lệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của án lệ Việt Nam

Về mặt khái niệm, thời kỳ phong kiến, từ án lệ được cấu tạo bởi từ án, và lệ. Trong đó, án được hiểu là văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong, vụ phạm pháp hoặc tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước tòa án hoặc quyết định của tòa xét xử vụ án42; lệ được hiểu là lề lối, điều quy định đã trở thành nề nếp, mọi người cứ theo thế mà làm hoặc điều đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói quen. Trong khía cạnh quốc tế các nước ảnh hưởng tới Việt Nam, thông luật Anh – Mỹ định nghĩa án lệ là vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc xét xử các vụ án sau này mà có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương tự, là nguồn chủ yếu của pháp luật

nướcAnh43, là lời phán quyết của tòa án, cơ sở chủ yếu trong xét xử của pháp luật Hoa Kỳ44; luật thành văn nước Pháp định nghĩa án lệ là bản án có tiền lệ, lặp đi lặp lại và có tính thống nhất các cấp xét xử, là một nguồn luật thứ yếu45. Bên cạnh đó, còn có thuật ngữ liên quan là tiền lệ pháp, thuật ngữ này và án lệ đều chỉ tới những vấn đề về pháp luật trong quá khứ, tuy nhiên án lệ thể hiện cụ thể hơn tới đối tượng là vụ án và xét xử của tòa án46.

Nửa sau thế kỷ XX cho đến nay ở Việt Nam, thuật ngữ án lệ được đề cập tới trong hoạt động nghiên cứu, từng được xem là một danh từ cũ đã được dùng từ thời

Pháp thuộc, là những quy tắc do các tòa án xem xét trong khi vận dụng pháp luật để xét xử các vụ án cụ thể, đã hình thành dần dần bằng cách hiểu và thái độ giải quyết giống nhau về một số điểm pháp lý, áp dụng luật một cách giống nhau trong nhiều vụ án; hoặc là chế độ trong đó thẩm phán tiến hành xét xử không mâu thuẫn với quan điểm pháp lý được thể hiện trong phần xét xử của tòa án cấp cao nhất của một nước, đối với các vụ án tương tự47. Đến năm 2015, thuật ngữ tên gọi này chính thức được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật với cách hiểu theo nghĩa hẹp là bản án, quyết định của tòa án chứa

41 Nguyễn Sơn (2019), tr. 4–5.

42 Từ điển Luật học (2006), tr. 13.

43 Nguyễn Đức Lam (2012), tr .1.

44 Nguyễn Đức Lam (2012), tr .4.

45 Trần Đức Sơn (2006), tr. 38.

46 Châu Hoàng Thân (2015), tr. 64.

đựng sự giải thích, áp dụng pháp luật được tòa tối cao lựa chọn với số lượng cụ thể để vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự về sau.

Cụ thể là, từ khi được thiết lập và công bố chính thức, án lệ Việt Nam được định nghĩa là những lập luận, phán quyết trong quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử48. Từ định nghĩa này, có thể thấy được nội hàm án lệ Việt Nam hiện đại, khái niệm được gói gọn trong hệ thống pháp luật đa phương diện, chia thành ba nhóm.

Thứ nhất, về định nghĩa, án lệ là lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án về một vụ việc cụ thể. Có nghĩa là, một vụ án ở cả ba lĩnh vực chủ đạo là dân sự, hình sự, hành chính, sau khi trải qua thủ tục tố tụng, được tòa án tại ba cấp là tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp cao ra bản án, quyết định gồm cả sơ thẩm, phúc thẩm; hoặc giám đốc thẩm ở hai cấp là tòa án cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao; khi các văn bản này có hiệu lực thì chính là nguồn để được xem xét, đề xuất, lựa chọn và công bố là án lệ. Cũng từ đây, nội dung của án lệ là lập luận và phán quyết trong chính nguồn án lệ đó, cụ thể là phần nhận định của tòa án được đưa ra, căn cứ theo quy phạm pháp luật.

Thứ hai, về thẩm quyền, có thể thấy chỉ một cơ quan có thẩm quyền lựa chọn án lệ đó là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, và việc công bố án lệ thuộc về thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đều là những cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam49.

Thứ ba, về mục đích, có thể thấy án lệ được chọn nhằm phục vụ việc nghiên cứu và áp dụng trong xét xử của tòa án các cấp trong lãnh thổ Việt Nam. Cũng chính cụm từ này đã đưa án lệ vào một mức hạn chế, không phải là quy định bắt buộc như các đạo luật, mà hiện chỉ mang nghĩa là căn cứ để viện dẫn.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, án lệ được hiểu như là một văn bản tư pháp được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan xét xử các cấp từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm xem xét và viện dẫn, áp dụng trong quá trình tố tụng mà chủ yếu là xét xử. Bởi vì không mang tính bắt buộc, không được ban hành theo trình tự,

48 Điều 1, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP (giữ nguyên khái niệm tại Điều 1, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP).

thủ tục của nhóm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cho nên án lệ không phải là

vănbản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Khi tiến hành xét xử vụ việc ở tất cả các lĩnh vực, thẩm phán và hội thẩm nhân dân lần lượt sẽ áp dụng luật (bao gồm Hiến pháp,

điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bộ luật và luật nội địa), tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng50. Do đặc tính áp dụng lần lượt các đối tượng, nếu không có luật, tập quán hay tương tự pháp luật thì mới áp dụng án lệ, vì thế nên vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật là thứ yếu, thứ tự để áp dụng gần như là cuối cùng.

Bên cạnh đó, án lệ Việt Nam còn có nhiệm vụ giúp ngăn ngừa sự duy ý chí của thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử của thẩm phán, giúp chuẩn hóa việc viết bản án, quyết định51. Thông qua việc tham khảo, viện dẫn án lệ đã có, thẩm phán có thể đưa ra phán quyết một cách có cơ sở hơn, đảm bảo số lượng bản án, quyết định bị tòa án cấp trên hủy, sửa sẽ giảm đi, có xu hướng trở thành hoạt động thường xuyên của ngành tòa án, ngoài ra, cho phép đo lường sự thống nhất của giải pháp được đưa ra, dự đoán sự thay đổi trong tương lai52. Theo cách hiểu chung, việc viện dẫn án lệ không có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho vụ án mà tòa án xét xử, vì cơ sở pháp lý vẫn phải dựa trên cơ cở pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; viện dẫn án lệ là cách bày tỏ quan điểm về sự tôn trọng tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, thẩm phán tự mình quyết định có theo đường lối xét xử trong án lệ viện dẫn hay không, nếu không thì phải nêu ra lý do chính đáng trong việc không áp dụng án lệ đã có53.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 30 - 32)