7. Cấu trúc của Luận văn
3.2.1. Sách lược xây dựng hệ thống pháp luật liên hệ với án lệ
Tại Việt Nam trong thời điểm này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược, trong đó có nhấn mạnh vào hệ thống pháp luật. Từ đây, vai trò của pháp luật được nhấn mạnh với mục tiêu hoàn thiện, sử dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền tức đề cao vị thế vốn có của nó trong thực tế; tiến hành xây dựng pháp luật trở nên hợp với thời thế, một khi đã có quy phạm thì phải tuân thủ; và đặc biệt là cả nhiệm vụ trọng điểm lẫn đột phá chiến lược, tức hai khoản mục quan trọng nhất đều đề cập tới là chú trọng pháp luật kinh tế, áp dụng pháp luật như là bộ khung nền tảng giữ vững cơ sở nội địa với những gì sẵn có, sách lược minh bạch thu hút nhân vật lực cho cơ sở hạ tầng, mở cửa kinh tế quốc tế bằng áp dụng vào thực tế những lý thuyết kinh tế thị trường vướng mắc thời gian dài, tập trung cho giai đoạn kinh tế công nghệ, toàn cầu hóa. Về mặt cụ thể, nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm được thực hiện về pháp luật gồm bốn khía cạnh.
Thứ nhất là phương hướng đồng bộ và thống nhất hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chung để hướng tới việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền trong sạch. Ở khía cạnh này, có thể liên hệ với thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tức rằng mỗi đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật nói chung hay án lệ nói riêng, để có hiệu lực thì đều phải thông qua một quá trình nhiều bước. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao tinh thần dân chủ thì phải phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật một cách rộng rãi hơn, nâng cao dân trí về pháp luật, giúp người dân hiểu rõ quy trình xây dựng pháp luật hay án lệ, tham gia góp ý theo chiều sâu và nâng cao tính hiệu quả của các chính sách. Người dân chính là chủ thể chịu tác động trực tiếp của án lệ, do đó cơ chế xây dựng án lệ cần nghiêm túc lấy ý kiến từ người dân trong các khía cạnh tranh chấp, xét xử, đánh giá đúng tình hình xã hội hiện tại.
Thứ hai là hoàn thiện hệ thống pháp luật thích ứng, nhất là giải quyết các tranh chấp dân sự và pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ136. Đây là một nhiệm vụ được đặt ra từ trung ương, có thể thấy rõ tính thích ứng của nhiệm vụ này với xu hướng thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay ở yếu tố sở hữu trí tuệ, một vấn đề đang tăng sức ảnh hưởng tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Về mặt án lệ, tính đến nay vẫn chưa
có án lệ nào đề cập tới yếu tố sở hữu trí tuệ, tuy nhiên sẽ sớm có bởi tranh chấp dân sự về lĩnh vực này với các vấn đề về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp dần dần xuất hiện số lượng lớn. Do đó, cần nghiên cứu và chuẩn bị trước để xây dựng và ban hành án lệ có liên quan, tăng cường hiểu biết, cách thức giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, vụ việc sở hữu trí tuệ đi kèm với thương mại điện tử trong thực trạng cách mạng công nghiệp, tránh những vướng mắc, bất cập và trì hoãn.
Thứ ba là tăng cường công tác pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, thực hiện cải cách tư pháp137. Nhiệm vụ được đề ra này có thể thấy rõ là hướng tới việc thực thi pháp luật một cách hiệu quả, chính xác, văn bản quy phạm pháp luật một khi đã được ban hành thì phải được thực thi một cách toàn diện, triệt để. Tương tự đối với án lệ, một khi án lệ đã được lựa chọn và ban hành thì việc thực hiện cũng cần phải quy củ, thích hợp. Tòa án các cấp phải nghiên cứu và áp dụng để xét xử, giải quyết tranh chấp, tránh những sai lầm không đáng có.
Thứ tư là thực hiện chính xác việc phân cấp, phân quyền hiệu quả, hợp lý, tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, kỷ luật bằng pháp luật138. Đây là một đột phá chiến lược quan trọng được đề ra, hướng tới việc chỉnh sửa bộ máy, cơ chế nhà nước một cách nghiêm túc, minh bạch, giúp cho guồng quay của hệ thống chính trị và nhà nước hoạt động rõ ràng, hiệu quả cao. Đối với án lệ, việc đột phá chiến lược cũng tạo nên ảnh hưởng cho quá trình xây dựng và phát triển án lệ, thể hiện ở chỗ mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia quá trình này đều phải nắm rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình và hoạt động một cách hiệu quả trong phạm vi cụ thể, chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình.
Xét tòa án: tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ lẽ phải, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, bảo vệ các đặc tính cơ bản của đất nước là lợi ích nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa139. Như vậy, xét xử là nhiệm vụ chủ đạo của hệ thống tòa án và tòa án cũng là cơ quan giải quyết tranh chấp chủ đạo trong xã hội. Ngoài ra, cơ quan giải quyết tranh chấp về xét xử tồn tại song song là trọng tài, chỉ có thẩm quyền trong tranh chấp lĩnh vực thương mại140, với điều kiện được thỏa thuận bởi các bên trong tranh
137 Nhiệm vụ trọng điểm (5), Nghị quyết Trung ương XIII.
138 Đột phá chiến lược (1), Nghị quyết Trung ương XIII.
139 Khoản 1, khoản 3 Điều 102, Hiến pháp 2013.
chấp. Trong giai đoạn từ thế kỷ XXI, có sự đổi thay lớn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung và tòa án nhân dân nói riêng. Năm 2005, số lượng vụ việc mà tòa án giải quyết là 200.000 đã tăng gấp ba lần lên hơn 600.000 vào năm 2020, tỷ lệ tăng từ 8–10% mỗi năm. Với tốc độ tăng trưởng các vụ việc nhanh chóng, trong khi biên chế tòa án trong 10 năm thập niên 2010 không thay đổi cho thấy được những khó khăn lớn mà hệ thống tòa án gặp phải141, đồng thời cũng thể hiện thành tựu đã đạt được của cả tòa án lẫn cải cách tư pháp. Nhằm thể hiện quan điểm, nói đi đôi với làm trong vấn đề về án lệ, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, tòa án nhân dân cũng đã chỉ rõ rằng mục tiêu mà hệ thống tòa án cần phải hướng tới đó là gần gũi với nhân dân, hiểu dân, học dân, giúp nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Trong thời đại công nghệ này, hệ thống tòa án cần nhanh chóng chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính – tư pháp, hỗ trợ người dân trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tố tụng từ xa, tăng cường trình độ của nhân lực tư pháp trong đó có hiểu biết về án lệ, tăng cường xây dựng và phát triển ảnh lệ một cách phù hợp với xã hội, bổ sung cho những khoảng trống mà pháp luật chưa điều chỉnh142.
Lý luận đi cùng với thực tiễn, sách lược thể hiện tư tưởng được đặt ra và bước đầu thực thi ở nước ta. Việc các nhiệm vụ trọng điểm và đột phá chiến lược đều nhắc tới pháp luật, nhấn mạnh cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền cho thấy tầm quan trọng của pháp luật trong tư tưởng tổ chức lãnh đạo đất nước. Việt Nam đương đại trong thời kỳ tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tối cao của đất nước, đặt ra tư tưởng và phân cấp tổ chức, phân quyền nhân lực mọi lĩnh vực. Từ thế kỷ XXI, nhân lực tư pháp được giao bổ sung thêm cho các chính trị gia quan trọng từ 2006, 2007143, cụ thể ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao; thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Chính trị chỉ đạo việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cải cách tư pháp và chiến lược cải cách tư pháp thời kỳ đầu giai đoạn 2011 – 2020, tiếp theo là thực
141 Lê Hồng Quang (2021), tr. 2.
142 Lê Hồng Quang (2021), tr. 3.
143 Việc phân quyền nhân sự tại nước ta tiến hành theo quy trình kiện toàn tại đại hội Đảng Cộng sản và kiện toàn Quốc hội các kỳ họp cuối trước khi bầu cử khóa mới. Từ 2006, Đại hội Đảng, 2007, Quốc hội XII, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lần lượt là Trần Quốc Vượng (2007 – 2011), Nguyễn Hòa Bình (2011 – 2016) và Lê Minh Trí (từ 2016); Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Trương Hòa Bình (2007 – 2016) và Nguyễn Hòa Bình (từ 2016). Điều đặc biệt ở chỗ các chính trị gia đều đóng vai trò quan trọng sau khi miễn nhiệm vai trò tư pháp để chuyển sang cương vị khác như Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực.
thi sách lược tư pháp theo Nghị quyết Trung ương XIII144. Năm 2021, ở kỳ đại hội của tổ chức chính trị và tổ chức lập pháp, lần đầu tiên một Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm vị trí trọng yếu trong cả tổ chức chính trị và chính quyền, đồng thời đã và đang lãnh đạo thực hiện chính sách về án lệ từ năm 2016 đến nay145.
Do vậy, có thể thấy được án lệ đang trong quá trình xác định vị trí trong hệ thống pháp luật, không ngừng được quan tâm và triển khai thêm chính sách xây dựng, phát triển.