Tầm quan trọng của án lệ đối với kinh tế

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 67 - 71)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.2.3. Tầm quan trọng của án lệ đối với kinh tế

Hiện hành, khi mà án lệ ra đời thực tế từ năm 2016, đến nay mới chỉ có 52 bản án lệ, và số lượng án lệ về kinh tế không lớn, tuy nhiên có những đặc tính của án lệ gây tác động lớn về nền tảng cơ bản của kinh tế đương đại. Pháp luật kinh tế được xây dựng để thiết kế hoạt động kinh tế trong mối quan hệ hài hòa với nhà nước và xã hội, thể hiện sự phản chiếu của một nhà nước pháp quyền, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân, và điều không thể thiếu đó là mục đích bảo vệ nhà nước đi cùng với phát triển quốc gia. Với cương vị là một phần của pháp luật kinh tế, án lệ có ba vai trò ảnh hưởng trực tiếp tới cả luật kinh tế và thị trường kinh tế.

Thứ nhất, án lệ là quy phạm vừa lý giải cái đã có, vừa đi trước cái chưa có. Xét hệ thống luật thành văn, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chưa hẳn đã có hiệu lực114, văn bản có hiệu lực chưa hẳn đã được thống nhất về quan điểm, khi mà xuất hiện những ý kiến trái chiều. Với những vấn đề này, việc giải quyết yêu cầu những giai đoạn về thời gian để thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện, trải qua quá trình của cơ quan lập pháp là Quốc hội, hoặc những văn bản hỗ trợ chẳng hạn là nghị định hướng dẫn đạo

113 Phạm Duy Nghĩa (2021), tr. 4.

114 Đơn cử Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2017, điều khoản có hiệu lực quy định vào ngày 01 tháng 07 năm 2016. Tuy nhiên, khi chưa đi vào hiệu lực thì bộ luật đã được hoãn để chỉnh sửa 141 điều luật với nhiều sai sót cả hình thức lẫn nội dung, được sửa đổi bổ sung sau một giai đoạn, hoàn thành và thông qua bởi Quốc hội khóa XIV vào ngày 20 tháng 06 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

luật của Chính phủ, nghị quyết hướng dẫn điều luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nói tóm lại, từ dự thảo, soạn thảo, lấy ý kiến, thảo luận, thông qua cho đến công bố đi vào hiệu lực của luật thành văn thường tốn nhiều thời gian, trong khi những hoạt động xã hội gồm cả ngành kinh tế diễn biến đa dạng và phức tạp, thay đổi liên tục. Từ đây, án lệ đóng vai trò là bước kết nối giữa thực tế với quy phạm pháp luật của luật thành văn, với chức năng là linh hoạt vì lẽ công bằng để đưa ra lập luận và phương án giải quyết tranh chấp, bao gồm cả những gì mà quy phạm pháp luật chưa có, đã có nhưng chưa được lý giải rõ, hoặc cả trong những vụ việc cụ thể và phức tạp, khó có thể đưa ra quy phạm để áp dụng. Từ đây, dựa trên lẽ công bằng của tình tiết thực tế, kết hợp với lập luận phù hợp với điều kiện xã hội, án lệ giải quyết được vấn đề phức tạp nêu trên115.

Thứ hai, án lệ là tri thức tiếp cận nhanh chóng và là nguồn tham khảo cho người dân trong giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong hoạt động kinh tế, vấn đề thời gian đóng vai trò rất quan trọng bởi tiến trình trao đổi hàng hóa, chuyển giao tài sản, vật liệu, tiền tệ. Mỗi cá nhân, pháp nhân hoạt động kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của biến chuyển đa lĩnh vực trong cung cầu, kinh tế vĩ mô lẫn vi mô của thị trường cạnh tranh phức tạp. Hoạt động kinh tế chính là một dạng của mối quan hệ xã hội, liên kết mạnh mẽ với giao dịch dân sự, cụ thể là các hợp đồng liên quan đến kinh tế. Để có thể đáp ứng được tốc độ nhanh chóng trong kinh tế, hoạt động thực thi hợp đồng cũng đòi hỏi tiến độ của các bên, trong đó có cả việc giải quyết tranh chấp. Khi xung đột xảy ra, không thể thương lượng và hòa giải, việc tố tụng buộc phải tiến hành, một khi càng kéo dài thì thiệt hại của các bên lại càng cao. Một quy trình tố tụng tại tòa án từ đệ đơn khởi kiện, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm (nếu có) tiêu tốn lượng thời gian lớn, rủi ro về lĩnh vực thời gian này còn có nguy cơ tạo ra thiệt hại của thiệt hại kể cả khi thắng kiện. Án lệ được công bố sẽ nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận đến người dân bởi yếu tố minh bạch, công khai như chính sách đề ra, và cũng vì vậy mà tri thức về tố tụng được phổ

115 Chẳng hạn như Án lệ 34, tr. 6, lập luận rằng: di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21 tháng 07 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1; từ đây khẳng định rằng quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường thì phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó. Khi án lệ được lựa chọn và công bố, không có quy phạm pháp luật nào liên quan về quyền lập di chúc đối với tài sản là giá trị bồi thường quyền sử dụng đất, cho nên nhận định này dựa trên tình tiết thực tế.

biến hơn, giúp cả hệ thống tòa án lẫn người dân đóng góp cho việc giảm thời gian tố tụng116, nhờ hiểu biết hơn về quy định thủ tục tố tụng lẫn cách thứ giải quyết.

Thứ ba, án lệ tiên phong mở ra những điểm mới trong toàn cầu hóa kinh tế. Trong tình thế hiện tại, hoạt động kinh tế quốc tế phổ biến nhanh chóng, chủ đạo là xuất nhập khẩu tức mua bán hàng hóa, dịch vụ quốc tế và đầu tư quốc tế. Các hoạt động này tiếp tục là hợp đồng kinh tế, không thể tránh khỏi tranh chấp. Mặc dù Việt Nam là quốc gia tham gia sau, muộn hơn trong quốc tế, dẫn tới những thiếu hụt trong nhiều phương diện, trong đó có giải quyết tranh chấp liên quan tới các khía cạnh như tư pháp quốc tế, trọng tài thương mại quốc tế, luật quốc tế; nhưng một lần nữa án lệ lại đóng góp hỗ trợ cho việc thích nghi pháp luật kinh tế trong tầm quốc tế. Một khi có án lệ về kinh tế quốc tế, tức cho thấy sự tham gia của hệ thống tòa án Việt Nam, buộc tòa án phải tìm hiểu nguồn gốc và vấn đề đối với các tình huống trong luật quốc tế. Án lệ khía cạnh này cũng giúp cho thể nhân, pháp nhân Việt Nam có thêm tri thức để tham gia vào thị trường quốc tế nhận định và tiếp thu các vấn đề cơ sở trong kinh doanh, chẳng hạn như tập quán quốc tế, một lĩnh vực rộng rãi và phổ biến117.

Từ những nguyên nhân này, án lệ cho thấy sức ảnh hưởng và vai trò bổ sung, hoàn thiện thực tế cho pháp luật kinh tế, vừa xây dựng luật, vừa hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong vụ án kinh tế, một khía cạnh sôi nổi và phức tạp.

116 Có tới 45/52 án lệ dựa trên quyết định giám đốc thẩm, tức các vụ án này đa số trải qua thời gian dài trong tố tụng, gồm đủ cả sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Về ảnh hưởng của tố tụng tới thời gian, đơn cử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, có nội dung khẳng định rằng việc tòa án ra quyết đinh hoãn phiên tòa mà không phải vì lý do hoãn bởi lỗi của đương sự gồm một trong các bên như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì không được tính là một lần triệu tập hợp lệ. Lần triệu tập chính thức mà một bên đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt thì mới tính là một lần vắng mặt, tại Án lệ 12, tr. 1. Trong vụ án này, bởi hiểu sai về điều khoản thủ tục tố tụng mà bị đình chỉ phúc thẩm từ năm 2013, mãi đến năm 2017 mới được mở phiên giám đốc thẩm, dẫn đến thiệt hại lớn đối với các đương sự khi mà một bên bị trì hoãn trong nhận lại tiền thanh toán, một bên bị trì hoãn nhận lại hàng hóa đã giao.

117 Án lệ 13 là án lệ duy nhất tính đến nay về một vụ án kinh tế quốc tế, nội dung khẳng định đặc tính của thư tín dụng là độc lập, không mất hiệu lực dù hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu, tại Án lệ 13, tr. 1. Đây là tập quán quốc tế yêu cầu tòa án phải tham khảo và tìm hiểu trước khi đưa ra xét xử.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Ở dạng tổng quan đi vào cụ thể, sau năm năm tiến hành, án lệ có 52 bản, chủ yếu về dân sự, nội dung liên quan đến kinh tế chiếm một phần không lớn, cho thấy được chính sách án lệ mới chỉ mới ở giai đoạn đầu, số lượng hạn chế, và chưa có đối sách nào tập trung cho một ngành riêng của tư pháp. Mục cụ thể dẫn đến án lệ được chọn về lĩnh vực kinh tế tuy ít nhưng đều chỉ ra được những nhóm mang tính phổ biến, vị trí quan trọng lẫn yếu tố mới. Tính phổ biến ý chỉ ngành kinh tế phổ biến như tín dụng (Án lệ 08, Án lệ 11, Án lệ 36, Án lệ 43); thuê tài sản, mua bán hàng hóa nội địa và quốc tế (Án lệ 09, Án lệ 12, Án lệ 13, Án lệ 21); kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ (Án lệ 22, Án lệ 23, Án lệ 37, Án lệ 42). Vị trí quan trọng ý chỉ chủ thể, đối tượng và nội dung vụ án được chọn: chủ thể đều bao gồm pháp nhân kinh tế – thực thể quan trọng; đối tượng cốt lõi vấn đề như hàng hóa, tài sản là tiền tệ, tài sản bảo lãnh; nội dung trọng yếu là nhận định của tòa án dẫn đến kết quả vụ việc. Yếu tố mới ý chỉ những nội dung án lệ đáp ứng được tiêu chí được đặt ra là giải thích luật, nhận định tình tiết theo lẽ công bằng khi không có quy phạm điều chỉnh.

Ở dạng cụ thể nhìn ra tổng quan, căn cứ các án lệ liên quan tới kinh tế, thấy được rằng dù số lượng ít nhưng mỗi một kết luận đều tạo ảnh hưởng tác động lớn và nhanh chóng. Các tiểu mục (2.1), (2.2), (2.3) phân tích án lệ đã chỉ ra điều mà án lệ có lẫn điều mà giải quyết tranh chấp kinh tế tương ứng cần. Cơ quan giải quyết tranh chấp là hệ thống tòa án Việt Nam buộc phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm, tri thức và sắc bén khi xử lý hệ thống vụ việc phức tạp và thay đổi chóng mặt. Đơn cử như muốn xử lý vụ việc kinh tế quốc tế thì phải hiểu đặc tính quốc tế, kinh doanh quốc tế, tập quán quốc tế; muốn xử lý vụ việc kinh tế quốc dân đương đại thì phải hiểu tính chuyên nghiệp của vụ việc đó chẳng hạn như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ kỹ thuật số.

Từ lâu, chính sách phát triển kinh tế Việt Nam đã được đặt làm mục tiêu chiến lược hàng quan trọng nhất, còn chính sách án lệ chỉ mới có. Lý luận cần đi với thực tiễn, cái mới có có thể dùng làm nét gắn kết cho cái từ lâu. Khi mà hoạt động kinh tế lẫn xã hội phức tạp đa diện, đa yếu tố và đa phương, đối sách án lệ như phép trợ giúp giải quyết tranh chấp, nâng tầm của cơ quan tư pháp nói riêng và tư pháp Việt Nam nói chung chính là điều cần thiết. Vấn đề này được trình bày ở chương tiếp theo sau đây.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, VÀ NÂNG TẦM ÁN LỆ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

Từ Chương II, thấy được những tác động đang có của án lệ với kinh tế Việt Nam hiện tại. Các tác động ấy tạo thành chuỗi có trật tự, hệ thống và có tiềm năng để gia tăng tính quan trọng. Bởi lẽ đó, dựa trên phân tích thực tế nêu trên và tổng quan chính sách về án lệ trong phân tích ở Chương I, việc xây dựng và phát triển án lệ, biến chuyển trở nên phổ biến là định hướng của sách lược tư pháp hiện hành và thời gian tới.

Giải pháp nào để hoàn thiện xây dựng và phát triển án lệ, biện pháp nào để nâng tầm án lệ, thí điểm nào áp dụng với kinh tế là vấn đề được đặt ra cho nghiên cứu, luận giải và đề xuất lúc này.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 67 - 71)