Án lệ gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 62 - 63)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1.4. Án lệ gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh tế

Bên cạnh những án lệ trực tiếp đề cập tới quy phạm pháp luật về kinh tế thì nhiều án lệ khác có liên quan về nội dung vụ án, những tình tiết, nhận định của tòa án, tuy không trực tiếp nhưng cũng tạo ra những căn cứ để tham khảo trong xét xử vụ án kinh tế cũng như sự ảnh hưởng đối với lĩnh vực kinh tế.

Chẳng hạn như nội dung vụ án của Án lệ 42, tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp dịch vụ đối với hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ dưỡng tức là hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực du lịch104. Trong vụ án này, năm 2017, khách hàng và doanh nghiệp dịch vụ giao kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ dưỡng cao cấp ở khu bờ biển Bãi Dài, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Kỳ nghỉ này được thỏa thuận thuộc khu du lịch đang được xây dựng, được quảng bá đại chúng bằng nhiều hình thức quảng cáo, trở nên nổi tiếng với người tiêu dùng lúc bấy giờ. Sau khi giao kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ – là hình thức đầu tư khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng kỳ nghỉ hoặc chỉ sử dụng một số ngày nhất định trong năm thì có thể giao lại cho đơn vị quản lý cho thuê lại và chia sẻ lợi nhuận. Thời hạn của hợp đồng thường kéo dài từ 20 đến 30 năm, là một phương thức đầu tư về dịch vụ, được hai bên ký kết dưới dạng hình thức hợp đồng mẫu được soạn sẵn, khách hàng đã tiến hành thủ tục đặt cọc cho doanh nghiệp.

Sau đó, khách hàng cho rằng hợp đồng không đúng với những gì mà doanh nghiệp đã quảng bá, yêu cầu chấm dứt hợp đồng nhưng không được chấp nhận, dẫn tới khởi kiện lên tòa án. Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đã mở phiên sơ thẩm, với những nhận định đặc biệt về vấn đề kinh doanh này. Trước hết là khái niệm sở hữu kỳ nghỉ du lịch, tòa sơ thẩm nhận định đây là một khái niệm mới về sở hữu ở Việt Nam, trong vụ việc, người sở hữu kỳ nghỉ được thực hiện quyền của mình chỉ trong khoảng thời gian nhất định là bảy ngày tại địa điểm đã giao dịch. Và khái niệm này không đồng nghĩa với quyền sở hữu bất động sản. Việc khách hàng đặt cọc để sở hữu kỳ nghỉ đang được xây dựng được coi là một loại tài sản hoặc quyền tài sản hình thành trong tương

103 Án lệ 23, tr. 7.

104 Quan hệ pháp luật tranh chấp được xác định là hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 513, Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 14, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

lai, việc nhà đầu tư vẫn đang sở hữu bất động sản ở thời điểm hiện tại là đúng vì có giấy phép hợp lệ. Do đó, tòa sơ thẩm nhận định dựa trên hợp đồng dịch vụ của hai bên thì việc khách hàng tiến hành đặt cọc giữ chỗ đã được thỏa thuận, khu du lịch chừng nào được đưa vào sử dụng chính thức sau khi giao kết hợp đồng mới thuộc sở hữu của khách hàng, các hoạt động này đều phù hợp quy định của pháp luật105.

Ngày nay, kinh doanh dịch vụ du lịch là một phân ngành thuộc kinh tế, dần trở nên phổ biến với việc đóng góp giúp ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 33,4% trong tổng sản phẩm Việt Nam 2021106. Nhận định trong Án lệ 42 đã đề cập đến một trong những hình thức kinh doanh dịch vụ mới, quan hệ trực tiếp với quyền lợi của người tiêu dùng, và đây cũng là một vấn đề được quan tâm trong thị trường hiện hành.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 62 - 63)