Quy trình lựa chọn án lệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 32 - 37)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.2.2. Quy trình lựa chọn án lệ ở Việt Nam

Với nội hàm được tạo dựng trong quan điểm và chính thức có hiệu lực thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy trình lựa chọn án lệ cũng được xây dựng và đưa vào thực tiễn từ đây.

Danh mục các tiêu chí để lựa chọn án lệ bao gồm: có tính chuẩn mực pháp luật; có giá trị về việc giải thích rõ quy định của pháp luật còn tồn tại các cách hiểu khác nhau, giải thích, phân tích các sự kiện pháp lý, vấn đề và chỉ ra đường lối, nguyên tắc xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật cụ thể quy định; và có giá trị hướng dẫn áp dụng

50 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2018), tr. 122.

51 Đỗ Thanh Trung (2017), tr. 9–10.

52 Ngô Quốc Chiến; Medhi Kebir (2013), tr. 13.

thống nhất pháp luật, xuyên suốt trong xét xử54. Trong hệ luật thành văn, các đạo luật của Việt Nam được Quốc hội ban hành tùy theo mốc thời gian, tiếp đến là các văn bản dưới luật được ban hành với mục đích hướng dẫn thi hành đạo luật trước đó như nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nghị định của Chính phủ, thông tư của cơ quan cấp bộ. Kết cấu hệ thống khung là đa dạng, tuy nhiên không thể đáp ứng tất cả các khía cạnh, chẳng hạn như: nội bộ các điều luật và bản hướng dẫn chưa nêu rõ quy định, phát sinh tranh cãi về ý nghĩa và nội dung; quy phạm pháp luật chưa quy định được tất cả các quy tắc xử sự chung trong quan hệ xã hội, gặp khó trong xử lý vụ việc; hoặc hệ pháp điển hóa được ban hành gặp vấn đề về tiến độ, không theo kịp diễn biến của sự thay đổi xã hội, các cuộc cách mạng, sự toàn cầu hóa. Và án lệ như là một mảnh ghép tham gia giải quyết những khó khăn ấy.

Thứ nhất, đề xuất và lựa chọn.

Án lệ được lựa chọn từ các nguồn là những bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án các cấp, được đề xuất để lựa chọn. Việc đề xuất bản án, quyết định được phổ biến rộng rãi cho hai nhóm: nhóm thứ nhất là các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội; và nhóm thứ hai là tòa án các cấp. Cả hai nhóm đều có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí theo hướng dẫn cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. Nhóm thứ nhất được xem như là cộng đồng đông đảo trong xã hội, đủ cả mọi lĩnh vực, tạo sự quan tâm đến lĩnh vực này bằng cái nhìn khách quan, phong phú và thực tế nhất. Nhóm thứ hai, các tòa án trên cả nước chính là cơ quan tư pháp tiến hành thủ tục tố tụng, chủ thể đưa ra các bản án, quyết định, tự tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án mình nhằm đưa ra đề xuất, và bởi chức năng của mình, các tòa án đóng vai trò chủ lực và sâu sắc nhất trong xử án, cội nguồn tạo án lệ.

Các bản án, quyết định được đề xuất nhằm lựa chọn, phát triển thành án lệ sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các tòa án, nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động thực tiễn, cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tham đưa gia ý kiến trong một khoảng thời gian nhất định, và hiện tại là 30 ngày kể từ ngày đăng tải.

Trong giai đoạn này, một cơ quan được thành lập, đóng vai trò hỗ trợ lựa chọn án lệ, đó là Hội đồng tư vấn án lệ55, được thành lập bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, có nhiệm vụ thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ nêu trên.

Thứ hai, thông qua, công bố và áp dụng.

Sau quá trình đề xuất và thảo luận, tư vấn, cho ý kiến, bước tiếp theo của quá trình lựa chọn án lệ là thông qua bằng việc biểu quyết bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài thủ tục đề xuất, thảo luận lấy ý kiến, thì án lệ còn được xem xét thông qua trong một số trường hợp đặc biệt như được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn dựa trên tổng hợp quyết định xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được chính tập thể này tiến hành.

Sau khi tiến hành biểu quyết thông qua, dựa trên căn cứ là kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được giao thẩm quyền ban hành quyết định công bố án lệ được thông qua đó. Án lệ được công bố hiện nay tuân theo cấu trúc văn bản được xây dựng từ năm 2015, nội dung công bố bao gồm hình thức và nội dung. Hình thức là số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ, phần hình thức hỗ trợ cho việc xác định, tìm kiếm và lưu trữ thông tin. Nội dung là tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của tòa án có liên quan đến án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ.

Sau khi công bố, án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời được gửi cho các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, tòa án các cấp, và được lưu trữ vào tuyển tập án lệ để xuất bản56.

Sau khi hoàn thành quy trình lựa chọn án lệ, những án lệ đã công bố sẽ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố. Có hai nguyên tắc áp dụng của án lệ được nêu ra là bảo đảm thống nhất và nêu rõ lý do. Bảo đảm thống nhất nêu ra ở chỗ các thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, các giai đoạn tố tụng phải nghiên cứu rõ ràng việc áp dụng án lệ, bảo đảm thống nhất việc giải quyết như

55 Hội đồng Tư vấn án lệ được thành lập năm 2017, thay đổi và có các thành viên năm 2021 gồm: Chủ tịch Hội đồng, PGS, TS Nguyễn Hòa Bình; hai Phó Chủ tịch là TS Nguyễn Trí Tuệ, TS Tống Anh Hào; tám thành viên là TS Nguyễn Hải Phong, TS Phan Chí Hiếu, LS, TS Phan Trung Hoài, Thiếu tướng, TS Trần Thế Quân, TS Nguyễn Văn Quyền, PGS, TS Phạm Duy Nghĩa, TS Nguyễn Văn Nam, GS, TS Đỗ Văn Đại.

nhau đối với những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự. Xuyên suốt từ khi khởi kiện, khởi tố, thụ lý vụ án hoặc hình thức bắt đầu vụ việc khác cho đến khi thu thập đầy đủ các tài liệu, văn bản, quá trình tố tụng để đi tới kết luận cuối cùng, cơ quan xét xử cần tham khảo lưu trữ án lệ đã được công bố, xem xét tính tương tự của các vụ án, vụ việc, cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng tương thích án lệ đó. Nguyên tắc nêu rõ lý do thể hiện ở trường hợp ngược lại, khi mà vụ việc được cơ quan xét xử phụ trách có tình huống pháp lý tương tự nhưng đưa ra quyết định là không áp dụng án lệ. Ở trường hợp này, thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải nêu rõ lý do không áp dụng án lệ có tính tương tự trong bản án, quyết định của tòa án. Các lý do có thể là vụ án có tình huống pháp lý tương tự nhưng không áp dụng bởi trường hợp đặc biệt, tình huống pháp lý không thực sự tương thích để áp dụng án lệ cho vụ án riêng biệt đang xử lý. Nguyên tắc nêu rõ lý do hướng tới mục tiêu áp dụng án lệ một cách thống nhất, buộc các cơ quan xét xử phải nắm bắt và nghiên cứu, hiểu rõ hệ thống án lệ đã được công bố, đóng góp vào quá trình phát triển án lệ.

Sơ đồ 1. 1: Quy trình lựa chọn án lệ

Các thể nhân, pháp nhân

Các bước để lựa chọn phụ trách

Nguồn: tác giả sắp xếp dựa trên quy định trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.

Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ

Cá nhân, cơ quan, tổ chức; Các Tòa án nhân

dân và Tòa án quân sự;Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề

xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ Tòa án nhân dân tối cao

Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao

Lấy ý kiến hội đồng tư vấn án lệ Chủ tịch Hội đồng tư vấnán lệ

Thông qua án lệ Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao

Công bố án lệ Chánh án Tòa án nhân dân

Bên cạnh đó, trong cấu trúc của bản án luôn có nội dung vụ án, nhận định của tòa án, từ đây đưa ra quyết định. Việc áp dụng án lệ cũng hướng tới các đối tượng này, trở thành căn cứ viện dẫn cho nhận định.

Thứ ba, bãi bỏ án lệ.

Ngoài ra, án lệ đã được công bố còn có thể bị bãi bỏ trong trường hợp không còn phù hợp do có sự chuyển biến tình hình, sự thay đổi của pháp luật; và bị hủy trong trường hợp bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ, tức nguồn án lệ đã bị hủy, sửa phần liên quan đến án lệ hoặc toàn bộ.

Cụ thể, án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp mất đi đặc tính phù hợp do sự thay đổi của pháp luật, và sự bãi bỏ này là mặc định, không cần phải có quy trình bãi bỏ án lệ đối với trường hợp này. Đối với trường hợp án lệ bị bãi bỏ theo quy trình bãi bỏ án lệ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành, thì Hội đồng Thẩm phán sẽ xem xét, quyết định việc bãi bỏ án lẹ dựa trên trường hợp sự kiện trên thực tế diễn ra dẫn tới xuất hiện sự chuyển biến tình hình, hoặc bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ làm cho án lệ không còn phù hợp.

Sơ đồ 1. 2: Quy trình bãi bỏ án lệ do Hội đồng Thẩm phán tiến hành

Các bước bãi bỏ án lệ Các thể nhân, pháp nhânphụ trách

Nguồn: tác giả sắp xếp dựa trên quy định trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP.

Quy trình bãi bỏ bao gồm bốn bước. Bước thứ nhất là kiến nghị bãi bỏ án lệ, cho phép tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét việc bãi bỏ án lệ khi phát hiện án lệ thuộc trường hợp hướng dẫn bãi bỏ tại nghị quyết nêu trên. Tức nghĩa là nguồn án đã có sự thay đổi trong trường hợp này, cơ quan

Kiến nghị bãi bỏ án lệ

Cá nhân, cơ quan, tổ chức; Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự; Tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao Chánh án Tòa án nhân dântối cao

Thông qua việc bãi bỏ án lệ Tòa án nhân dân tối caoHội đồng thẩm phán

Thông báo bãi bỏ án lệ Chánh án Tòa án nhân dân

tư pháp đã thay đổi nguồn án thông qua việc hủy, sửa quyết định, bản án khiến cho án lệ mất đi cơ sở cơ bản. Trong trường hợp này, cơ quan tư pháp có sự thay đổi phải gửi báo cáo lên Tòa án nhân dân tối cao kèm theo quyết định đã hủy, sửa để Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ trong thời hạn nhất định kể từ ngày ban hành. Bước thứ hai là tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét bãi bỏ án lệ khi nhận được báo cáo, kiến nghị bãi bỏ án lệ. Sau đó, bước thứ ba là thông qua việc bãi bỏ án lệ dưới thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua phiên họp biểu quyết, theo đó phiên họp về việc bãi bỏ này phải có ít nhất hai phần ba tổng số thẩm phán của hội đồng tham gia; quyết định ban hành phải được quá nửa tổng số thẩm phán tán thành. Bước cuối cùng là thông báo bãi bỏ án lệ, dựa trên kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông báo bãi bỏ án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị bãi bỏ. Thông báo bãi bỏ án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 32 - 37)