Mở rộng hình thức án lệ

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.1.2.Mở rộng hình thức án lệ

Từ khi các nghị quyết về quy trình lựa chọn, công bố án lệ năm 2015, 2019 được ban hành, hình thức của 52 án lệ hiện nay bao gồm phần mở đầu về tên gọi, nguồn án lệ, đương sự liên quan, khái quát nội dung, quy định của pháp luật liên quan; phần nội dung gồm nội dung vụ án, nhận định của tòa án và quyết định; phần kết luận trình bày nội dung án lệ được rút ra từ nhận định của tòa án.

Hiện nay, phần lớn các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là nguồn phát triển của án lệ. Vấn đề đặt ra ở đây là quyết định giám đốc thẩm được lựa chọn thành án lệ thường có hình thức và nội dung tập trung vào vụ việc cụ thể được giám đốc thẩm, có nhiều trường hợp khác nhau khiến cho khả năng căn cứ để vận dụng linh hoạt trong tương lai gặp khó khăn125. Chẳng hạn như nội dung của Án lệ 33126, dựa trên quyết định giám đốc thẩm trước đó, năm 2018 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội127, có hiệu lực và được chọn làm án lệ năm

125 Đỗ Văn Đại (2021), tr. 5.

126 Án lệ 33, tr. 6.

127 Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định giám đốc thẩm số 34/2018/DS-GĐT, ngày 26 tháng 06 năm 2018.

2020, phần nội dung án lệ trình bày cụ thể về tình tiết, nội dung của vụ án dân sự về tranh chấp đòi lại tài sản nhà, đất và tiền bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Toàn bộ trình bày liệt kê những tình tiết về vụ việc, có thể thấy được khó khăn trong việc đưa ra suy luận về ý nghĩa của án lệ, chẳng hạn như các tình tiết (1) người sử dụng thuê người khác vượt lấp để sửa chữa, xây dựng, tôn nền nhà nhiều lần từ năm 1974; (2) rồi người sử dụng còn đăng ký kê khai, xây dựng nhà ở ổn định và nộp thuế quyền sử dụng đất; (3) người giao đất có tên trên sổ mục kê và bản đồ giải thửa128 về đất tranh chấp trong nhiều năm; khó khăn ở đây là từ các tình tiết này thì đâu là nội dung chính tạo nên kết luận cuối cùng của án lệ, và tính cụ thể của vụ án này được vận dụng để áp dụng cho xét xử và giải quyết tranh chấp khác như thế nào, đâu là sự tương đồng về nội dung vụ án trong khi nội dung án lệ này trình bày cụ thể và đi sâu vào chi tiết.

Bởi vậy, án lệ được bổ sung thêm phần khái quát nội dung án lệ, khái quát tình huống của Án lệ 33 rút ra rằng mảnh đất trong vụ án được Nhà nước cấp cho cá nhân cụ thể, tuy nhiên cá nhân này không sử dụng mà giao cho người khác, và người sử dụng khác đó đã cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà ở và quản lý trong thời gian dài, thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất nhưng cá nhân được cấp ban đầu lại không có ý kiến. Do vậy, mặc nhiên có sự đồng thuận ở trường hợp này, và cá nhân được cấp ban đầu không thể đòi lại quyền sử dụng đất, là giải pháp pháp lý thích hợp129. Ở đây, thấy được rằng việc khái quát nội dung án lệ đã thiết lập được vấn đề chủ đạo, mở rộng cho việc áp dụng trong những vụ án tương tự một cách dễ hiểu và hợp lý. Tuy nhiên, theo quy phạm được ban hành130 thì phần khái quát nội dung án lệ này lại không phải là án lệ thực sự, mà chỉ là nội dung được bổ sung để làm rõ án lệ dựa trên nội dung gốc là quyết định giám đốc thẩm, tức nghĩa là nhận định của nhận định, chứ không phải là nhận định bản gốc.

Do vậy, trong việc mở rộng hình thức án lệ, có hai giải pháp được đề ra đó là: (i) xây dựng nguồn án lệ trong nguyên văn bản án, quyết định gốc; và (ii) ban hành điều khoản cho phép mở rộng bổ sung quyết định gốc.

128 Bản đồ giải thửa là thể loại bản đồ được thành lập theo tinh thần Chỉ thị 299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng.

129 Án lệ 33, tr. 1.

130 Điều 1, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP: Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể. Điều khoản này được hiểu rằng án lệ tức là nguyên văn bản gốc từ các bản án, quyết định được lựa chọn, chứ không phải là phần bổ sung mới.

Ở giải pháp thứ nhất, việc xây dựng nguồn án lệ nên được đưa vào quy trình xét xử, lấy làm một cơ sở để chọn làm án lệ, chủ yếu hiện nay ở các quyết định giám đốc thẩm. Giải pháp này cũng phù hợp để kết nối với phương thức lựa chọn trong giai đoạn, tức là khi soạn thảo quyết định giám đốc thẩm, phần nhận định của tòa án cần được thêm thống nhất chung về các tình tiết, từ đó đưa ra giải pháp pháp lý có tính tương đồng với những khái quát về nội dung án lệ đang có hiện nay. Khi có khái quát trong nguyên văn thì văn bản vừa dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn làm án lệ; hoặc giả sử nếu không được chọn làm án lệ thì không ảnh hưởng đến tính chất của văn bản, bởi tính khái quát dựa trên những gì đã có.

Ở giải pháp thứ hai, cần bổ sung thêm điều khoản của nghị quyết hoặc ban hành nghị quyết giai đoạn mới mở rộng định nghĩa của án lệ, cho phép những khát quát nội dung án lệ trở thành một phần của án lệ, chẳng hạn như khái quát nội dung của Án lệ 33, giúp cho án lệ trở nên dễ hiểu hơn, tạo điều kiện dễ vận dụng hơn trong xét xử. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lý giải những phần nhận định của tòa án nếu có vấn đề như thiếu sót, khó hiểu trong toàn bộ nội dung án lệ, giúp toàn bộ án lệ, không chỉ là nội dung án lệ, khái quát nội dung án lệ dễ hiểu mà còn là các phần như nhận định của tòa án tức nguồn án lệ hoàn thiện hơn131. Giải pháp này có tính liên kết với phương án lựa chọn

131 Đơn cử nhận định của tòa án trong Án lệ 05 có các đoạn rằng: các đương sự đều xác định ông Trải [một đương sự liên quan khác] định cư tại Mỹ trước ngày 01 tháng 07 năm 1991. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 07 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của cụ Hưng vẫn còn là có cơ sở. Đối với di sản của cụ Ngự thì đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, tại Án lệ 05, tr. 4. Trong vụ án liên quan của án lệ này, các bên tranh chấp về chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của bố mẹ để lại là cụ Hưng và cụ Ngự. Cụ Hưng chết năm 1978, Hội đồng Thẩm phán nhận định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của cụ Hưng là vẫn còn, có dẫn chiếu quy phạm nhưng không nêu rõ điều khoản nào; với cụ Ngự chết năm 1992, nhận định đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng lại không viện dẫn quy phạm. Bởi vậy, khi đọc nhận định này, người đọc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điều khoản dẫn chiếu trực tiếp cũng như suy luận lý do nhận định được đưa ra. Ở đây, theo Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 mà tòa án viện dẫn thì có thể thấy cụ Hưng chết năm 1978, trước ngày 10 tháng 09 năm 1990 (khi Pháp lệnh Thừa kế 1990 có hiệu lực) dẫn tới áp dụng Nghị quyết 02/HĐTP về hướng dẫn Pháp lệnh 1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10 tháng 09 năm 1990 (khoản b Điều 10, Nghị quyết 02/HĐTP) tức trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 (thời điểm có hiệu lực của Pháp lệnh Nhà ở 1991), có đương sự là người Việt định cư ở hải ngoại thì thời gian từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này [tức năm 2006] có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (tại khoản 2 Điều 39). Do đó, kết hợp những điều khoản trên, ta thấy thời hiệu khởi kiện chia thừa kế di sản của cụ Hưng bắt đầu tính từ năm 1990, loại trừ giai đoạn 1991 đến 2006, và vì nguyên đơn khởi kiện năm 2008 cho nên tòa án nhận định vẫn còn thời hiệu bởi lúc nguyên đơn khởi kiện, quy định về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm (theo khoản 1 Điều 36, Pháp lệnh Thừa kế 1990, tương ứng với Điều 645, Bộ luật Dân sư 2005; khác với khoản 1 Điều 623, Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực hiện nay, thời hiểu được điều chỉnh thành 30 năm đối với di sản là bất động sản). Ở trường hợp cụ Ngự, cụ chết năm 1992, sau ngày 01 tháng 07 năm 1991 nên không áp dụng điều khoản về miễn tính giai đoạn 1991 đến 2006, do vậy tính đến năm 2008 thì đã quá thời hạn 10 năm. Từ hệ thống dẫn chiếu này, có thể thấy được sự phức tạp và khó khăn trong viện dẫn quy phạm, ngoài việc không nêu Pháp lệnh Thừa kế 1990, Pháp lệnh Nhà ở 1991, Nghị quyết 02/HĐTP như lý giải trên, còn có vấn đề về việc viện dẫn chủ đạo là Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 quy định giao dịch dân sự về nhà ở, trong khi vụ án không chỉ tranh chấp quyền sở hữu nhà mà còn về quyền sử dụng đất, đặt ra thêm câu hỏi về hiệu lực của nghị quyết được viện dẫn này.

kết thúc, bởi, có những đánh giá rằng trong nguồn án của các bản án, quyết định được đưa ra bởi tòa án các cấp trong nhiều năm qua có tính đồ sộ, tuy nhiên lại tồn tại thiếu sót về hình thức lẫn nội dung, sơ sài, chưa đủ cơ sở để lựa chọn làm án lệ. Khi giải pháp này được chọn thì có thể giải quyết được một phần tính sơ sài của nguồn án, khi mà bổ sung nguồn bản án, quyết định gốc sẽ giúp cho các văn bản với nội dung nhận định, lập luận có giá trị nhưng soạn thảo sơ sài được phát triển hóa, hoàn thiện hóa thành án lệ.

Từ đây, giải pháp (i) kết hợp cùng phương án (ii) xây dựng cho xét xử, soạn thảo bản án, quyết định hiện tại và tương lai; giải pháp (ii) kết hợp cùng phương án (i) tiến hành lựa chọn án lệ trong nguồn án khổng lồ của tư pháp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 74 - 77)