Án lệ về tín dụng

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 43 - 52)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1.1. Án lệ về tín dụng

Tín dụng là một trong những lĩnh vực quan trọng thuộc kinh tế, tập trung vào việc lưu thông tiền tệ kể từ khi tiền tệ ra đời. Các tổ chức kinh tế hoạt động nhằm mục đích sản xuất mà không có nguồn vốn có sẵn thì thường vay mượn từ các tổ chức tín dụng, chủ yếu là ngân hàng. Việc vay vốn thực hiện dưới dạng giao dịch dân sự, trải qua nhiều giai đoạn, hiện nay là sự kết hợp giữa tín dụng và thế chấp. Tín dụng chính là thỏa thuận về vay vốn, trong khi thế chấp là việc bảo đảm rủi ro cho vốn đã vay. Các văn bản quy phạm pháp luật về tín dụng như Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản dưới luật trong lĩnh vực này gặp phải những vấn đề như quy định lãi suất tín dụng theo từng thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có quy định khác nhau khiến cho các tranh chấp tín dụng trì hoãn chưa thể giải quyết; quy định về lãi chồng lãi vẫn chưa được hiểu theo một nghĩa sau khi đã ban hành; không có quy định về giải quyết tranh chấp liên quan tới phát mại tài sản đã thế chấp trong hoạt động tín dụng ở một số trường hợp cụ thể.

Thứ nhất, vấn đề về lãi suất tín dụng.

Tại nội dung vụ án của Án lệ 08, một công ty dược phẩm (bị đơn, bên vay) ký kết hợp đồng tín dụng nhằm vay vốn đối với ngân hàng thương mại cổ phần (nguyên đơn), hai hợp đồng lần lượt năm 2007 và 2008, có các điều khoản về lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn. Sau đó, bên thứ ba có liên quan tới công ty dược phẩm đã ký kết hợp đồng thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với hai mảnh đất để bảo lãnh cho công ty vay vốn. Trải qua một thời gian, bên vay vốn chỉ trả được một phần nợ gốc và nợ lãi, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán tổng số nợ gồm

cả nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn, đồng thời yêu cầu phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội67 đều chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về các khoản nợ mà nguyên đơn trình bày, ngoài ra còn có quyết định về lãi suất: kể từ ngày bản án sơ thẩm, phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và ngân hàng có đơn yêu cầu thi hành án, theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án, bên vay là công ty dược phẩm phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án68.

Tuy nhiên, tại phiên giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định rằng tòa phúc thẩm, sơ thẩm quyết định về lãi suất là không đúng. Cụ thể, khách hàng phải chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán xuyên suốt quá trình tố tụng, tức là từ khi nợ cho đến khi thanh toán xong nợ gốc, bất kể là vụ việc có đang trong quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hay tiến trình pháp lý nào khác hay không. Và khoản nợ, lãi suất này căn cứ theo hợp đồng tín dụng giữa các bên, từ phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên cho vay, khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn69. Bên cạnh đó, bởi lấy hợp đồng tín dụng làm căn cứ, cho nên mức lãi suất cũng có thể thay đổi, chẳng hạn như nếu các bên thỏa thuận về việc lãi suất mà bên vay chịu tuân thủ theo lãi suất biến đổi từng khung thời gian nhất định của ngân hàng cho vay, thì khoản thanh toán, lãi suất mà tòa án quyết định về việc bên vay phải tiếp tục thanh toán cho ngân hàng cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng cho vay. Quyết định giám đốc thẩm buộc bên vay phải tiếp tục thanh toán khoản lãi quá hạn ngay cả khi thủ tục tố tụng sơ thẩm, phúc thẩm đang diễn ra, tức giải nghĩa tính liên tục trong thời gian tính lãi. Giải pháp pháp lý này được lựa chọn và công bố trở thành án lệ.

Trước khi án lệ này được thông qua, chưa có quy định pháp luật hướng tới việc tính lãi trong khoảng thời gian tiến hành tố tụng, tức nghĩa là bên vay không phải trả lãi trong các giai đoạn như xét xử, kháng cáo. Có thể thấy được rằng khoảng thời gian này không phải là ngắn, những khung thời gian chờ là tối thiểu 30 ngày cho thời hạn kháng cáo, kháng nghị từ sau khi tuyên án sơ thẩm, thời gian hoãn phiên tòa, thời gian chuẩn

67 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội là tiền thân của Tòa nhân dân cấp cao tại Hà Nội thành lập vào ngày 28 tháng 05 năm 2015 theo Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

68 Án lệ 08, tr. 5.

bị xét xử phúc thẩm, thời gian chuyển hồ sơ. Có thể thấy được khoảng trống thời gian này sẽ gây thiệt hại nhất định đối với các tổ chức tín dụng, khi mà họ không được thu lãi từ bên vay trong khung thời gian trống, khoản vay đang có lãi lại không được tính lãi. Việc bên vay phải trả lãi liên tục, nhất quán từ thời điểm giao kết hợp đồng với ngân hàng cho vay cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ, tức hoàn tất việc trả khoản nợ gốc mà không có sự thay đổi hay phụ thuộc vào khung thời gian xét xử sơ thẩm hay mở rộng hơn là khung thời gian tố tụng của tòa án là nguyên tắc phù hợp với loại hình giao dịch dân sự này, và nội dung của án lệ đã hướng tới quy định đó.

Ở một khía cạnh khác, ta thấy Án lệ 08 chỉ áp dụng đối với quan hệ hợp đồng đồng tín dụng giữa các chủ thể là tổ chức tín dụng và bên vay, và cũng bởi nguyên tắc của án lệ là chỉ được áp dụng cho tình huống cụ thể, tương tự, không thể mở rộng cho bối cảnh khác, do đó án lệ này không thể viện dẫn để giải quyết vụ việc vay tài sản có thỏa thuận lãi giữa các cá nhân với nhau, không có tổ chức tín dụng.

Để bù đắp khoảng trống này, năm 2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết có liên quan, quy định rằng đối với vụ việc về giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc trả lãi thì bên phải thi hành án (là bên vay trong trường hợp nêu trên) phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án (là khoản nợ trong trường hợp nêu trên) kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong theo mức lãi suất các bên thỏa thuận, và phải phù hợp với quy định của pháp luật70. Quy định này thể hiện hai nội dung của Án lệ 08 đó là mức lãi chậm trả và tính liên tục trong thời gian tính lãi, đồng thời không chỉ giới hạn trong giao dịch dân sự là hợp đồng tín dụng mà còn mở rộng phạm vi áp dụng đối với các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ của giao dịch dân sự khác, miễn là trong giao dịch mà các bên có thỏa thuận trả lãi. Như vậy, Án lệ 08 được nâng tầm đưa vào văn bản dưới luật là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, quy phạm pháp luật điều chỉnh được chính thức ban hành với nội dung mở rộng hơn cả án lệ ban đầu.

Nhận định thị trường lãi tín dụng, trong hợp đồng tín dụng của những vụ án kinh tế này và cũng như thực tế hiện tại, hợp đồng thường thiết lập theo hợp đồng mẫu được xây dựng bởi các tổ chức tín dụng, bởi tính tổ chức quy mô lớn, hoạt động nổi bật trong thị trường. Hợp đồng tín dụng mẫu thường quy định chi tiết các phần từ hình thức cho

70 Điểm a khoản 1 Điều 13, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: Quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của tòa án.

đến nội dung, được kiểm soát chặt chẽ tính pháp lý bởi các đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó, các quy định hỗ trợ bảo lãnh cho rủi ro của tổ chức tín dụng cũng rất được chú trọng, dự đoán cho tình thế có thể xảy ra trong tương lai và thiệt hại đối với khoản vốn cho vay trong những trường hợp mà bên vay không thể tiến hành hợp đồng như thỏa thuận. Trong khoản vay, chia thành nợ gốc và lãi. Phần nợ gốc là toàn bộ vốn vay mà hai bên đã thỏa thuận. Phần lãi trong các giao dịch chủ đạo chia thành lãi trong hạn và lãi quá hạn. Lãi trong hạn được thỏa thuận là mức lãi suất mà bên vay phải chi trả cho tổ chức tín dụng trong một thời gian nợ nhất định; còn lãi quá hạn là mức lãi suất được nâng lên trong trường hợp bên vay không thể trả nợ gốc cũng như không hoàn thành trả lãi trong hạn. Ở đây, có hai tình huống ẩn chứa tình tiết phức tạp trong quy phạm pháp luật. Thứ nhất là mức độ lãi suất và thứ hai là vấn đề lãi kép trong chậm thanh toán.

(i) Ở mức độ lãi suất, khi Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành, sau nhiều ý kiến đề xuất, quy định về lãi suất tối đa được ban hành là 20%71, tức lãi suất theo thỏa thuận của các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, tác động trong cả hợp đồng tín dụng và các loại giao dịch dân sự về lãi chậm trả72, điều mà các quy định trước đó không đề cập. Theo quy định nêu trên, trường hợp thỏa thuận vượt quá mức này thì phần vượt quá không có hiệu lực. Vấn đề trong vấn đề, tại mức độ lãi suất cũng phát sinh một số tình tiết khác, đơn cử hai vấn đề: (1) là bởi đến 2015 mới có quy định về mức độ lãi suất tối đa, cho nên những hợp đồng ký kết trước thời điểm này thì thỏa thuận vượt 20% vẫn được chấp nhận; và (2) là quy định lãi suất quá hạn tối đa không quá 150% lãi trong hạn73 lại không cụ thể, chẳng hạn như Án lệ 43, lãi suất quá hạn ban đầu là 18% nhưng sau đó được thỏa thuận là 24%74 vẫn có hiệu lực bởi thiết lập hợp đồng trước năm 2015. Vấn đề tiếp theo là thực tế thị trường cho vay: trong thị trường cho vay diễn biến rất phức tạp, các quy định về lãi suất thường chỉ áp dụng cho giao dịch giữa các pháp nhân, quy mô nhất định, khoản vay lớn, trong khi việc vay vốn trong nhóm cá nhân lại áp dụng mức lãi suất khác. Hình thức cho vay nặng lãi trở nên phổ biến trên thị trường, tiến hành theo nhiều hình thức đa dạng từ áp dụng qua công nghệ cho đến áp dụng trực tiếp. Tại Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay nặng lãi là gấp năm lần so với mức lãi suất cao nhất mà Bộ luật Dân sự quy định tức 100%75, tuy nhiên, từ

71 Khoản 1 Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015: Lãi suất.

72 Điều 357, Bộ luật Dân sự 2015: Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

73 Điểm b khoản 5 Điều 466, Bộ luật Dân sự 2005: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

74 Án lệ 43, tr. 5.

quy phạm pháp luật cho đến xử lý thực tiễn là chuỗi các tình huống phức tạp, khiến việc giải quyết sai phạm dân sự trở nên khó khăn. Đơn cử trong việc vay vốn, tình huống chịu lãi suất lớn hơn 20% nhưng dưới 100%, nếu khởi kiện thì chỉ chịu lãi suất 20% nhưng gặp nhiều khó khăn về quá trình tố tụng, trong khi người vay vốn thường ở mức độ vừa phải, nếu vay khoản vay lớn thì có tổ chức tín dụng, tuy nhiên gặp tiếp vấn đề nữa là khả năng bảo lãnh, trong khi vay thị trường còn có tín chấp, vay khoản nhỏ đáp ứng nhu cầu nhiều dạng của người vay. Trong tình huống chịu lãi quá 100% tức đã vi phạm hình sự, các vụ việc này lại càng phức tạp khi mà thường mỗi bên đều có các vấn đề khác về nhân thân, có thể dẫn tới những vụ án hình sự theo các đường dây tín dụng trên thị trường.

(ii) Về lãi kép chậm thanh toán, khái niệm lãi chồng lãi trong thị trường tín dụng. Theo đó, hợp đồng tín dụng về lãi suất trên thực tế có những quy định về lãi trong hạn, lãi quá hạn, phạt vi phạm và lãi chậm trả. Ví dụ, ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng với bên vay, tính lãi và thỏa thuận về lãi suất. Theo đó, bên vay phải trả lãi trong hạn đối với nợ gốc trong thời gian nhất định; nếu không thể trả lãi trong thời gian này thì phải chịu lãi quá hạn; nếu chậm trả lãi trên nợ gốc thì phải chịu thêm lãi chậm trả và phạt vi phạm chậm trả. Theo quy định pháp luật về lãi suất thì có hai loại đó là lãi trên nợ gốc trong hạn và lãi trên nợ gốc quá hạn, mức lãi theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Đối với hợp đồng tín dụng, khi xác lập hợp đồng, các bên thỏa thuận mức lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, tuân thủ quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập hợp đồng, đồng thời thỏa thuận trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được phép vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định tương ứng với thời gian chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn76. Bên cạnh đó, về phạt vi phạm: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, thỏa thuận phạt vi phạm77, nghĩa vụ trả nợ của bên vay78, lãi suất; Luật Thương mại quy định phạt vi phạm, mức phạt vi phạm79; Luật Các tổ chức tín dụng quy định lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng80. Bởi những quy định

76 Khoản 2 Điều 8, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

77 Điều 418, Bộ luật Dân sự 2015: Thỏa thuận phạt vi phạm.

78 Điều 466, Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

79 Điều 300, 301, Luật Thương mại 2005 về phạt vi phạm, mức phạt vi phạm.

tại nhiều văn bản quy phạm khiến cho việc giải quyết tranh chấp trong lãi suất của hợp đồng tín dụng trở nên phức tạp. Trong trường hợp trên, khi bên vay không trả đúng hạn lãi trên nợ gốc thì thỏa thuận buộc phải chịu cả lãi chậm trả và phạt vi phạm chậm trả lãi, dẫn đến các quan điểm khác nhau của Tòa án khi ra phán quyết trong vụ án tín dụng tương tự, lập luận về lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

Cũng về lãi chồng lãi, trong tình tiết của Án lệ 11, các bên có thỏa thuận về việc này, hợp đồng tín dụng quy định buộc bên vay phải chịu lãi phạm chậm trả theo tỷ lệ nhất định như 2%, 5% số lãi chưa thanh toán khi quá đáo hạn chưa trả các khung thời gian 10 ngày, 30 ngày81. Có thể thấy được đây là hình thức lãi chồng lãi, không đúng với quy định của pháp luật, nhưng trong vụ án này, tòa án sơ thẩm chấp nhận, tòa án phúc thẩm không nhận ra vấn đề này và đã được Hội đồng Thẩm phán chỉ ra khi tiến hành giám đốc thẩm. Mặc dù đây không phải là nội dung án lệ, nhưng được nêu ra ở nhận định của Hội đồng Thẩm phán, cũng như đề cập tại án lệ được công bố, do đó

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 43 - 52)