Pháp luật kinh tế thời công nghệ và đề án thí điểm Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 97 - 101)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.3.2.Pháp luật kinh tế thời công nghệ và đề án thí điểm Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương

Thương mại điện tử

Cuối thế kỷ XX, đầu XXI, thời đại công nghệ phát triển tốc độ cao đang dần chiếm ưu thế. Nền kinh tế từ sản xuất, cung ứng, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ dần có sự gia nhập của công nghệ, chẳng hạn như sản xuất hàng hóa công nghệ, sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ để trao đổi, vận chuyển, hoạt động mua bán trên thị trường điện tử. Cuộc cách mạng công nghệ nhân rộng trong nhiều khía cạnh, nhất là tạo ra cái mới, không chỉ là hàng hóa, dịch vụ mới của công nghệ mà còn là thị trường kinh tế mới sử

dụng công nghệ. Trong nhiều khía cạnh mà cách mạng tác động tới kinh tế Việt Nam, hai lĩnh vực có thể kể tới là sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

Sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể là thể nhân, pháp nhân đối với đối tượng là tài sản trí tuệ đa dạng. Quyền sở hữu trí tuệ này theo cách hiểu và công nhận chung là đối tượng được bảo hộ trên cơ sở tương thích và hài hòa giữa cộng đồng và cá nhân, tổ chức. Từ năm 1967, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) được thành lập trên cơ sở xây dựng của Liên Hợp Quốc với mục đích khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu. Việt Nam ban đầu tham gia với tư cách là thành viên Liên Hợp Quốc, nhưng dần dần chịu ảnh hưởng khi vấn đề này được mở rộng. Quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Việc các chủ thể sáng tạo, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là sở hữu công nghiệp dần tạo ảnh hưởng cho kinh tế, nhất là khi thời đại công nghệ số liên tục tạo ra sản phẩm mới.

Với thương mại điện tử, tức hoạt động thương mại vận dụng công nghệ kỹ thuật số đang nhân rộng, dần có vị thế lớn trong giao dịch, trao đổi, thỏa thuận của kinh doanh. Trong tình hình chuyển đổi số hiện nay, thương mại điện tử không phải là xu hướng tương lai theo cách hiểu cũ mà đã chiếm giữ được vị thế quan trọng của kinh tế thế giới, tiếp cận nhà nhà, người người, lan tỏa rộng rãi và phổ biến. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều tham gia thương mại điện tử với tỷ lệ ít nhiều nhất định, ít nhất cũng tham gia lĩnh vực này để sử dụng, là khách hàng của dịch vụ thanh toán điện tử, giao dịch điện tử.

Hiện nay, trong giai đoạn đầu của thập niên 2020, chủ trương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ việc tập trung quan tâm tới cách mạng công nghiệp thứ tư, kinh tế số, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tức nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm dành cho sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Về pháp luật, hai đạo luật quản lý lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2009, văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều và văn bản hợp nhất năm 2021; cùng những văn bản dưới luật khác. Trong khi đó, trên thực tế, số lượng vụ việc, tranh chấp liên quan tới sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử ngày càng gia tăng, nếu có xung đột thì được giải quyết theo thẩm quyền của tòa dân sự, tòa hành chính, tuy nhiên con số vụ việc được giải quyết là rất hạn chế157, bởi ít phổ biến.

Có thể thấy rằng, trong tương lai gần, khi mà nhánh kinh tế số về công nghệ, trí tuệ nhanh chóng đẩy mạnh, các tranh chấp cũng sẽ gia tăng song song. Việc nghiên cứu lập pháp để ban hành quy phạm phục vụ giải quyết tranh chấp là cần thiết, tuy nhiên khó có thể đáp ứng được tốc độ biến động của thời kỳ này. Do vậy, đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách xử lý tranh chấp sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử vì thế mà được đề cử, và cũng vì lẽ đó, chính sách án lệ nếu được liên kết sẽ là một công cụ để giải quyết tranh chấp linh hoạt, đáp ứng hơn.

Cơ quan được đề xuất thành lập là Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử, chuyên trách giải quyết các vụ án về hai lĩnh vực này. Hiện này, hệ thống tòa án địa phương gồm có sáu tòa chuyên trách là tòa dân sự; tòa hình sự; tòa hành chính; tòa kinh tế; tòa lao động; và tòa gia đình và người chưa thành niên, thực hiện giải quyết sáu vấn đề này, không có tòa phụ trách chuyên trách sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Đề xuất thành lập hai tòa án đó là Tòa án Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử tại Hà Nội (gọi tắt: Tòa Đặc biệt I) và Tòa án Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt: Tòa Đặc biệt II), hai thành phố trọng điểm quan trọng nhất của cả nước. Hai tòa này có đặc tính là tòa đặc biệt, cấp tỉnh, là tòa cấp dưới chịu sự phụ trách và quản lý của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đề xuất thành lập hai tòa này với thẩm quyền và chức trách như sau:

Bảng 3. 4: Thẩm quyền tòa đặc biệt được đề xuất

Thẩm quyền Tòa án Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử

Phụ trách: Tòa án Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử phụ trách xử lý sơ thẩm các vụ việc chia khu vực, theo đó Tòa Đặc biệt I phụ trách Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; Tòa Đặc biệt II phụ trách Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Thẩm quyền: tòa xử lý vụ án dân sự và hành chính về sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

Vụ việc sở hữu trí tuệ gồm: quyền tác giả, quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp gồm thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh do mình sở hữu hoặc sáng tạo ra, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; quyền đối với giống cây

trồng. Các vụ việc hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cửa cơ quan nhà nước.

Về thương mại điện tử: các vụ việc về giao dịch dân sự bằng phương tiện điện tử, và trở thành đối tượng chủ yếu của tranh chấp.

Tòa án Nhân dân Tòa án nhân dân các cấp của 63 tỉnh thành sẽ không thụ lý vụ án về đối tượng chủ đạo là quyền sở hữu trí tuệ, giao dịch thương mại điện tử, tức vẫn xử lý các vụ việc có hai yếu tố này nhưng không phải là yếu tố chính.

Kháng cáo: việc tiếp nhận, xem xét và xử lý kháng cáo các bản án, quyết định dân sự, hành chính về sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử nêu trên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đối với Tòa Đặc biệt I, Tòa án nhân dân cấp cao tại

Thành phố Hồ Chí Minh đối với Tòa Đặc biệt II.

Nguồn: đề xuất tự soạn thảo của tác giả.

Xét thấy, các chủ thể, đối tượng trong các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử thời điểm này đại đa phần ở địa điểm nổi bật như các thành phố trung tâm là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với một số tỉnh thành kinh tế đứng đầu khác. Điều này thể hiện ở thị trường kinh doanh, nơi đặt trụ sở của các tổ chức kinh tế hoạt động về sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Do đó, các vụ việc tranh chấp thuộc hai lĩnh vực này cũng vì thế mà tập trung ở khu vực thành thị, khu vực kinh tế. Trên đề xuất, việc thành lập tòa đặc biệt ban đầu có thể phân cấp, phân quyền ở khu vực nhất định, Tòa Đặc biệt I phụ trách Hà Nội, Tòa Đặc biệt II phụ trách Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó, hai tòa có thẩm quyền tại một số tỉnh tập trung khu công nghiệp, khu kinh tế, đáp ứng việc có thể xử lý vụ án kinh tế nơi bị đơn là tổ chức kinh tế đặt trụ sở. Việc mở rộng phụ trách toàn vùng có thể cân nhắc và tiến hành ở giai đoạn về sau.

Khi hai tòa đặc biệt này xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử, việc dựng án trên án gốc cũng được thực hiện. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực, nếu có tính chất đáp ứng yêu cầu sẽ được đề xuất để lựa chọn làm án lệ.

Trong đề xuất này, việc thành lập tòa đặc biệt có ưu điểm và nhược điểm. Về ưu điểm: thứ nhất là có cơ quan chuyên trách để xử lý tranh chấp dân sự về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, hai lĩnh vực được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chú trọng trong giai đoạn hiện nay; thứ hai là cơ quan trực tiếp đương đầu với vấn đề vướng mắc đã, đang và sẽ gặp phải đối với kinh tế số, công nghiệp thế hệ mới được dự báo sẽ biến động nhanh chóng, số lượng vụ việc dần mở rộng và gia tăng; thứ ba là với sự liên kết

chính sách nâng tầm án lệ, tòa đặc biệt trở nên linh hoạt để giải quyết tranh chấp, vừa hỗ trợ hệ thống tòa án, vừa tạo căn cứ để hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử.

Về nhược điểm: việc thành lập tòa đặc biệt đòi hỏi nhiều yêu cầu chuẩn bị, gồm cả đồng thuận chính sách, phối hợp nhân sự và chuẩn bị kiến thức. Đây là một đề xuất có tính khó khăn trong việc xây dựng một nhánh mới của tòa án.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 97 - 101)