Nâng tầm của án lệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 85 - 90)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.2.2. Nâng tầm của án lệ Việt Nam

Việc xây dựng và phát triển án lệ cần phải được giữ vững, đẩy mạnh trong thời gian tới với những phương thức lựa chọn, giải pháp mở rộng hiện có và đề nghị thêm như tiểu mục (3.1) nêu trên, tập trung chuyên sâu hơn do đề xuất thành lập cơ quan là Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ phụ trách.

Bảng 3. 1: Thống kê nguồn án của án lệ Việt Nam

Nguồn án Án lệ Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Quyết định giám đốc thẩm Án lệ 01–17; 19–21; 24–29; 31–40; 43, 44, 46–52 45 86,54% 146 Bản án sơ thẩm 42 1 1,92% 147 Bản án phúc thẩm 18, 22, 23, 30, 41, 45 6 12,64% 148

Nguồn: tác giả thống kê từ hệ thống án lệ Việt Nam tính đến tháng 03 năm 2022.

Quá trình này bao gồm hai phần đó là nâng cao chất lượng và số lượng. Về chất lượng, án lệ có một vai trò cơ bản rất quan trọng đó là sự đại diện cho bản án hình mẫu, minh bạch, bởi vậy mới được chọn để nghiên cứu và áp dụng, và cũng vì lẽ đó mà tiêu chuẩn chất lượng án lệ luôn phải được giữ vững như tiến trình hiện nay và dự án tương

144 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 2011 theo Quyết định 39-NQ/TW. Hiện nay, lãnh đạo cơ quan là các chính trị gia trọng yếu của Việt Nam gồm Trưởng ban, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Phó Trưởng ban Thường trực, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Trưởng ban, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

145 Nguyễn Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị song song, một trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. Ông cũng là người chỉ đạo trực tiếp các chính sách án lệ như ban hành nghị quyết hướng dẫn, ký quyết định công bố án lệ chủ yếu.

146 Trong 37 án lệ có nguồn án là quyết định giám đốc thẩm, chủ yếu là từ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với số lượng 32/37, có 05 án lệ từ quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Án lệ 33, 34), Đà Nẵng (Án lệ 35), Thành phố Hồ Chí Minh (Án lệ 37, 39).

147 Án lệ 42 có nguồn án là Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, được đề xuất bởi PGS, TS Đỗ Văn Đại.

148 Có hai án lệ lấy nguồn án từ bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là Án lệ 18, nguồn án 331/2018/HS-PT, Án lệ 30, nguồn án 280/2019/HS-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Án lệ 22, nguồn án Bản án phúc thẩm 313/2016/DS-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; Án lệ 23, nguồn án Bản án phúc thẩm 538/2009/DS-PT của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Án lệ 41, nguồn án Bản án phúc thẩm 48/2010/DS-PT của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, tức tiền thân của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

lai gần. Về số lượng, hiện tại chỉ có 52 án lệ, thời gian tới cần thực hiện một cách quyết liệt trong việc gia tăng lựa chọn và công bố án lệ. Đơn cử việc Tòa án nhân dân tối cao có thể chỉ đạo trực tiếp quy trình gia tăng án lệ theo hai cách thức: (i) gia tăng nguồn án là quyết định giám đốc thẩm; và (ii) gia tăng đề xuất tòa án địa phương.

Ở cách thức thứ nhất, dựa trên những gì đang có hiện nay là đại đa số án lệ có nguồn án từ quyết định giám đốc thẩm, cách thức này có thể áp dụng nhanh chóng, Tòa án nhân dân tối cao có thể quy định Hồi đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán của ba Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, tức toàn bộ hệ thống tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm thực hiện các bước tạo dựng và soạn thảo sẵn chuẩn bị cho tất cả các quyết định giám đốc thẩm, phục vụ cho trường hợp quyết định đó trở thành án lệ nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của án lệ. Cụ thể rằng, Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ được đề xuất hoặc nếu không có cơ quan này thì cơ quan khác của Tòa án nhân dân tối cao soạn dự thảo xây dựng án lệ cho nguồn án là quyết định giám đốc thẩm dựa trên căn cứ sẵn có của 52 án lệ đã công bố, bổ sung thêm hình thức để hệ thống quyết định giám đốc thẩm trong tương lai gần có nội dung hoàn thiện hơn, dễ dàng cho bước lựa chọn án lệ. Hệ thống tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm dựa trên soạn thảo dự án mới này để chỉnh sửa, chủ đạo là cách thức trình bày, bởi dự thảo này không tạo ảnh hưởng lớn cho cách thức và nội dung giám đốc thẩm.

Ở cách thức thứ hai, Tòa án nhân dân tối cao có thể chỉ đạo cho 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh ở 63 tỉnh thành đề xuất nguồn án để lựa chọn làm án lệ hàng năm, ban đầu với số lượng từ 1–3 nguồn án mỗi năm cho tương lai gần. Nguồn án dựa trên bản án, quyết định ở xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp huyện do tòa cấp tỉnh đó quản lý. Việc tần suất xét xử hàng năm hàng ngàn vụ án được thụ lý và giải quyết tại hai cấp xét xử, chọn ra một số bản án, quyết định đạt tiêu chuẩn của án lệ, bao gồm cả dân sự, hình sự và hành chính là hoàn toàn có khả năng.

Lấy ví dụ điển hình là Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất một số nguồn án, trong đó có hai đề xuất được lựa chọn và trở thành án lệ là Án lệ 18 và Án lệ 30, cả hai án lệ đều đề cập về vụ án hình sự xảy ra ở địa phương này, đều có nguồn án là bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Án lệ 18 về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội giết người; Án lệ 30 về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai

nạn giao thông. Về hai vụ án này, đều có những điểm chung chủ đạo là được xét xử sơ thẩm ở Hà Tĩnh, phúc thẩm ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, lấy bản án của tòa cấp cao làm án lệ, trong nội dung tuy có chấp nhận kháng cáo của bị cáo (Án lệ 18) hoặc đại diện người bị hại, đương sự liên quan (Án lệ 30) đối với bản án sơ thẩm, mặc dù có thay đổi về xử phạt số năm tù, vật chứng, tuy nhiên vẫn xác nhận việc tòa sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội giết người và lập luận của của tòa sơ thẩm là có căn cứ, đúng pháp luật, tức bản án sơ thẩm về nội dung luận tội vẫn là nội dung chủ đạo của án lệ149.

Trong hai án lệ này, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã dựa trên chứng cứ trong quá trình điều tra, tố tụng, xét xử, qua đó lập luận và nhận định rằng bị cáo trong những vụ án này đều đã phạm tội giết người, nội dung phần lập luận mang tính lý giải điều khoản về tội giết người khi mà quy phạm này không trực tiếp quy định cụ thể về tình huống đã xảy ra150.

Ngoài ra, cũng tại hệ thống tòa án của tỉnh Hà Tĩnh, trong vụ án của Án lệ 30, phiên xét xử sơ thẩm được thụ lý và diễn ra ban đầu ở Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, nhưng tòa án huyện đã nhận định hành vi của bị cáo có tính nghiêm trọng thuộc về tội giết người, không đồng ý với bản cáo trạng truy tố bị cáo phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh, nên đã trả hồ sơ cho viện kiểm sát, chuyển lên cấp tỉnh để điều tra, truy tố, xét xử, và rồi Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã thụ lý và giải quyết như trên. Qua đó, có thể thấy tính kỷ luật, sát thực tế của hệ thống tòa án cấp huyện, cấp tỉnh tại Hà Tĩnh, đồng thời

149 Trong nội dung Án lệ 18 có nội dung nhất trí nhận đinh của tòa sơ thẩm, Án lệ 18, tr. 8; nhất trí tòa sơ thẩm tương tự ở Án lệ 30, tr. 9. Từ đây thấy được rằng án lệ mặc dù lấy nguồn là bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhưng có căn cứ từ bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, lấy lập luận của tòa sơ thẩm về tội danh của bị cáo.

150 Tại khái quát nội dung Án lệ 18, tr. 1. Ở đây, tòa án viện dẫn điểm d khoản 1 Điều 93, Bộ luật Hình sự 1999 về Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (tương ứng với khoản d khoản 1 Điều 123, Bộ luật Hình sự 2015; mặt khác, lúc xét xử sơ thẩm là năm 2017, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều, có hiệu lực từ 2018). Điều khoản này trong đạo luật và những văn bản liên quan khác đều không có lý giải rõ ràng về hành vi cụ thể như thế nào, dưới tình huống sự việc nào được xem là giết người, và nhận định của tòa án dựa trên chuỗi các hành vi của bị cáo, mặc dù bị cáo không thừa nhận là có ý hành động để giết người, nạn nhân bị thương, không chết, nhưng mức độ nghiêm trọng của các hành vi này được tòa án xác định là tội giết người;

Tại khái quát nội dung Án lệ 30, tr. 1. Trong vụ án này, cơ quan điều tra kết luận các chi tiết về hành vi và hệ quả trên hiện trường. Mặc dù bị cáo có nhiều lời khai khác nhau nhưng đều có thể nhận thấy rằng bị cáo đã có hành vi trong tình trạng không rõ nạn nhân đã chết hay chưa, từ đây tòa Hà Tĩnh khẳng định hành vi phạm tội giết người. Các nhận định của hai vụ án đã lý giải tình tiết thực tế của tội giết người, một tội phạm nghiêm trọng hàng đầu của pháp luật hình sự, được quy định dưới dạng không định nghĩa cụ thể nội hàm tội giết người là gì, hoặc hành vi cụ thể nào thì phạm tội giết người, điều này có mục đích đáp ứng và đối phó sự phức tạp về hành vi cả chủ quan lẫn khách quan của loại tội này trong xã hội. Trong các án lệ nêu trên, dựa trên những gì đã xảy ra, kết quả điều tra, lời khai của bị cáo để lập luận chuỗi hành vi cụ thể mà pháp luật không quy định, khẳng định một số trường hợp là tội giết người, tăng thêm căn cứ để viện dẫn về sau, từ đây trở thành án lệ chính là tiêu

là sự nỗ lực của tòa án ở Hà Tĩnh về việc thực hiện chính sách án lệ, có thể xem là hình mẫu để tham khảo của hệ thống tòa án ở nhiều tỉnh khác trong vấn đề này.

Với cách thức thúc đẩy và nhân rộng đề xuất án lệ cho hệ thống tòa án của cả 63 tỉnh thành, mục đích là tăng số lượng án lệ, đồng thời nâng tầm vai trò phổ biến cho tư pháp cả nước, và cùng nâng cao chất lượng xét xử lẫn soạn thảo bản án, quyết định. Bởi lẽ rằng, tiêu chuẩn của án lệ được đặt ra có tính chất hình mẫu, các tòa án khi muốn đưa bản án, quyết định mà mình cho thi hành trở thành án lệ thì đều phải đáp ứng công phu soạn thảo trong xét xử ngay từ ban đầu.

Bảng 3. 2: Bảng thống kê lựa chọn án lệ theo chính sách nâng tầm án lệ Việt Nam

Năm Quyết định giám đốc thẩm Bản án (63 tỉnh thành) Tổng lựa chọn

Đề xuất Lựa chọn Đề xuất Lựa chọn

2022 Bắt đầu ở trung ương 3–7 63–80 10–20 13–27 2023 5–10 63–100 10–20 15–30 2024 Áp dụng toàn bộ các cấp 7–15 63–120 15–30 22–45 2025 10–20 80–150 20–40 30–60 2026 Tùy thực tế Hơn 40

Nguồn: tác giả tự tạo dựa trên đề án đặt ra. Dựa trên đề xuất này, chính sách nâng tầm án lệ Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 2022 và xây dựng trên giai đoạn tương lai gần trong nhiệm kỳ XV của Quốc hội, từ 2021–2026. Trong chính sách này, từ năm 2022, quy trình liên kết giữa án lệ và quyết định giám đốc thẩm được tiến hành ở Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2022, 2023, sau đó áp dụng cho các cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm, tức thêm ba tòa án nhân dân cấp cao ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với hệ thống tòa địa phương, với yêu cầu đề xuất 1–3 nguồn án hàng năm, dựa vào số lượng này để lựa chọn. Việc phổ biến chính sách, đề xuất án lệ, lựa chọn án lệ được tiến hành đồng thời, thận trọng trong việc đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của án lệ trong quá trình nâng số lượng. Trải qua các bước thời gian đầu, từ năm 2026, dự kiến tiếp tục chính sách tùy theo tình hình thực tế với trên 40 lựa chọn án lệ hàng năm. Cũng trong năm này, tổng kết và đánh giá việc thực hiện chính sách, mục tiêu ổn định sách lược án lệ, tiếp tục xem xét về việc thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình cải cách tư pháp và xét xử theo thời điểm.

Với cả hai cách thức đề nghị nêu trên, cần phải được tiến hành trong tương lai gần của nhiệm kỳ này, và một cơ quan chuyên trách như Vụ Xây dựng và Phát triển án

lệ có thể đảm đương từ hỗ trợ trung ương cho đến tham khảo và lan tỏa hệ thống địa phương trong quá trình nâng tầm án lệ.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w