Án lệ giải thích điều luật và nhận định tình hình thực tế

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.2.1. Án lệ giải thích điều luật và nhận định tình hình thực tế

Ở khâu tố tụng trong quá trình giải quyết, quy phạm pháp luật là căn cứ và cơ sở quan trọng nhất của luật thành văn nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng. Về pháp luật kinh tế, các đạo luật riêng, quy định cụ thể về vụ án kinh tế ví dụ như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm và những văn bản dưới luật có liên quan được sử dụng cho xét xử, từ đây đưa ra bản án, quyết định.

Các bản án, quyết định đóng vai trò giải thích luật, và án lệ chính là những bản án, quyết định đặc biệt lý giải quy phạm mặc dù đã có nhưng chưa được hiểu rõ, còn có quan điểm khác nhau. Nhận định và giải thích này đề cập đến cả luật hình thức tức tố tụng và luật nội dung. Chẳng hạn như Án lệ 42 về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp: trong vụ án này, hợp đồng dịch vụ được giao kết giữa người tiêu dùng và hãng dịch vụ là hợp đồng mẫu, soạn sẵn điều khoản về giải quyết tranh chấp tại trọng tài, trên thực tế, người tiêu dùng không đồng ý và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại tòa án. Từ đây, án lệ đưa ra nhận định rằng quyết định lựa chọn tòa án của người tiêu dùng là đúng theo quy định của pháp luật trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Trọng tài thương mại107; thực tế hóa điều khoản này đối với mối quan hệ phổ biến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, thực hiện ý chí đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi

105 Bộ luật Dân sự 2015, khoản 2 Điều 108 về tài sản được hình thành trong tương lai; Điều 328: Đặt cọc.

106 Tổng cục Thống kê, tr. 33.

107 Điều 38, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010: Hiệu lực của điều khoản trọng tài; Điều 17, Luật Trọng tài thương mại 2010: Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng.

ban hành các đạo luật liên quan. Trong một vụ án dân sự nói chung, kinh tế nói riêng đều là sự kiện kết hợp từ nhiều vấn đề trải qua từng giai đoạn thời gian, đồng thời chịu tác động từ các khía cạnh phức tạp bởi các bên, như mô tả phổ biến là việc dân sự cốt ở đôi bên. Sự biến đa chiều tạo nên chuỗi tình tiết chủ yếu phát sinh hành vi của các bên, là nguồn chủ đạo của các bên trong trình bày, lý lẽ, lập luận tranh tụng; và cũng là cơ sở để hội đồng xét xử đưa ra nhận định và quyết định trong các bản án, và cũng như vậy trong các án lệ.

Chẳng hạn như vấn đề giữa tín dụng và thế chấp, khi mà hợp đồng tín dụng được ký kết với một khoản vốn vay lớn thì hợp đồng thế chấp đi kèm như là giá trị niềm tin thực tế bảo đảm cho khoản vay đó, giữ vai trò bảo vệ cho các tổ chức tín dụng đối với những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay đã giải ngân. Tại Án lệ 08, vụ án kinh tế giữa ngân hàng, tức nguyên đơn và doanh nghiệp dược phẩm, tức bị đơn; nhưng chủ thể có vai trò quan trọng nhất lại là bên thứ ba, khi mà các đương sự liên quan này chính là chủ thể ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng theo thỏa thuận bảo lãnh cho doanh nghiệp dược phẩm. Với trình bày, bộ hồ sơ, chứng cứ và lập luận của các bên, tòa án nhận định từng phần một để tạo nên nhận định chung, rằng ngày bên thế chấp bàn giao hồ sơ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, định giá tài sản trên thực tế có sự chênh lệch lớn với ngày được ghi trong các biên bản định giá tài sản được ký kết giữa các bên; khẳng định được rằng biên bản và hợp đồng thế chấp là hai phần gắn kết với nhau, không thể tách rời. Trong khi đó, hợp đồng thế chấp được ký kết với một ngày khác. Mặt khác, theo các chứng cứ thì nhà, đất của các đương sự liên quan được thế chấp tại ngân hàng khác trong năm 2007, mãi đến tháng 01 năm 2008 mới được giải chấp.

Tổng hợp những chứng cứ và tài liệu này này, Hội đồng Thẩm phán kết luận rằng các sự kiện là lập biên bản định giá tài sản, biên bản giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố, sự kiện giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, và sự kiện định giá được trình bày bởi nguyên đơn không xảy ra vào ngày 03 tháng 09 năm 2007. Chưa đủ chứng cứ để kết luận hợp đồng thế chấp do bên thứ ba ký là nhằm bảo lãnh cho các hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp dược phẩm hay không. Từ đây, thấy được rằng hợp đồng thế chấp được ký với mục đích là bảo lãnh cho doanh nghiệp dược phẩm nhưng không phải là bảo lãnh các hợp đồng tín dụng mà ngân hàng khởi kiện. Vì lẽ đó, mặc dù ngân hàng thắng kiện trong vụ án tín dụng này, thành công trong

yêu cầu bị đơn thanh toán nợ gốc, lãi suất trong hạn, quá hạn như đã thống kê, tuy nhiên không thành công trong yêu cầu tuyên xử có quyền yêu cầu thi hành án dưới dạng phát mại nhà đất thế chấp. Điều này trở thành thiệt hại cho ngân hàng, khi mà không thể thu hồi nợ, đối mặt với khả năng doanh nghiệp dược phẩm – một công ty cổ phần phá sản đồng nghĩa với thất thoát toàn bộ khoản vốn vay tín dụng mà ngân hàng đã giải ngân.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 63 - 65)