Khái quát hoá lập luận có tính chất án lệ trong nguồn án

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 90 - 94)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.2.3.Khái quát hoá lập luận có tính chất án lệ trong nguồn án

Hiện nay, theo cách xây dựng chung được ban hành, bản án sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm về cả ba lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính đều có bốn phần cấu trúc giống nhau: phần mở đầu; nội dung vụ án; nhận định của tòa án; và quyết định151. Phần mở đầu là trình bày giới thiệu các thể nhân, pháp nhân liên quan về vụ việc như tòa án, viện kiểm sát, các đương sự liên quan như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, đối tượng tranh chấp152.

Phần nội dung vụ án được đề cập tùy theo lĩnh vực vụ việc. Trình bày phần nội dung của vụ án dân sự và vụ án hành chính là tương tự nhau, đều nêu rõ yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tức phía nguyên đơn; yêu cầu đề nghị, phản tố, của phía bị đơn; yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bên cạnh đó là ý kiến của viện kiểm sát, các tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án, các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, tình tiết mà các bên đã thống nhất, không thống nhất, lý lẽ, lập luận của từng bên đương sự với tình tiết không thống nhất. Đối với vụ án hình sự thì đề cập đến bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố, hành vi của bị cáo theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng. Nhìn chung, phần nội dung vụ án trong viết án đều mang tính tóm tắt lại tình tiết chủ đạo của vụ việc.

Đối với phần nhận định của tòa án, ở dân sự và hành chính, tòa án sẽ căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã có, được xem xét tại phiên tòa, kết quả quá trình tranh tụng tại phiên tòa để đánh giá, phân tích, qua đó đưa ra nhận định đầy đủ và khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật. Như luật định, trong trường hợp không có điều luật quy định thì tòa án sẽ căn cứ vào các cơ sở các từ tập quán, tương tự pháp luật cho đến án lệ, lẽ phải xã hội để rồi đưa ra quyết định không chấp nhận hay chấp nhận đề nghị, yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và lợi ích liên quan hoặc

151 Mẫu số 52-DS, 75-DS; 27-HS, 28-HS; 22-HC, 46-HC về dân sự, hình sự, hành chính sơ thẩm, phúc thẩm. Mẫu số 90-DS, 59-HS, 41-HC về quyết định giám đốc thẩm dân sự, hình sự, hành chính. Các biểu mẫu tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, 02/2017/NQ-HĐTP và 05/2017/NQ-HĐTP.

152 Soạn án theo quy định tại Điều 266, 313, 348, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 254, 260, 394, 423, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong vụ việc đó, đảm bảo mục đích cuối cùng là giải quyết triệt để vụ việc. Ở hình sự thì phân tích những chứng cứ xác định có tội hay không.

Phần quyết định nêu rõ căn cứ pháp luật, quyết định của hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án để đi đến kết luận. Đây là một đoạn ngắn gọn trong nội dung bản án, thường là phần ngắn nhất nhưng lại đóng vai trò quan trọng hơn cả, bởi là kết luận cuối cùng được đưa ra sau quá trình xét xử.

Tại các bản án, quyết định, nhận định của tòa án là phần trình bày chủ đạo lập luận của tòa án, cơ sở của kết luận. Bản án sơ thẩm là khởi đầu, trình bày cơ bản nhất, bản án phúc thẩm, giám đốc thẩm có đặc tính là văn bản sau xem xét văn bản trước, tập trung phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng.

Từ đây, có thể thấy được phần nhận định của tòa án là trọng tâm của nguồn án có thể trở thành án lệ, nội dung án lệ được chọn từ nguồn này, theo đó, nếu văn bản có những lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, nhận định tình tiết và nội dung vụ án mà không có điều luật quy định là cơ sở án lệ. Trên thực tế tại tư pháp Việt Nam, các bản án, quyết định của hệ thống tòa án có xu hướng tập trung vào vụ việc xử lý, tức ở phần nhận định của tòa án, hội đồng xét xử lập luận và lý giải, soạn thảo trình bày chi tiết tình tiết của riêng vụ việc đó, chú trọng vào tính sinh động và đặc trưng của từng vụ việc một, sau đó đưa ra kết luận gói gọn trong khuôn khổ này. Để có thể mở rộng tính ảnh hưởng, là cơ sở dễ dàng để căn cứ và viện dẫn xét xử của tòa án các cấp hơn, thì khái quát hóa lập luận về vấn đề có tính chất án lệ trong quá trình xây dựng nguồn án là cách thức hiệu quả và hợp lý hiện tại. Đơn cử, một lần nữa lấy ví dụ ở Án lệ 38, Án lệ 39, hai bản án lệ được cân nhắc trở thành án lệ trong quá trình xét xử, thế nhưng vẫn giữ nguyên cách thức soạn án cũ, nội dung vụ án được dựng và soạn cụ thể, chỉ tập trung đến tình tiết và đương sự cụ thể, mặc dù đã có bổ sung thêm phần khái quát nội dung vụ án mang tính khái quát hóa, nhưng đây lại không hẳn là một phần của án lệ, khó khăn trong viện dẫn. Tuy nhiên, tính khái quát hóa nội dung án lệ không phải là không có ở mọi án lệ, và ví dụ đến từ Án lệ 08, một án lệ đương nhiên bị bãi bỏ nhưng lại là điển hình của tính khái quát hóa trong nội dung án lệ. Cụ thể, nội dung án lệ này là một đoạn trong nhận định của tòa án, không nêu chi tiết các đương sự, cụ thể

án mà đã mở rộng, định vị khái quát tính chất vấn đề tính lãi suất tín dụng trong quá trình tố tụng, có tính phản chiếu như một điều khoản trong các đạo luật kinh tế153.

Bảng 3. 3: Đề xuất đối tượng và cách thức khái quát hóa án gốc

Nhận định của tòa án A. Tổng quan

Phần nhận định như đề cập các biểu mẫu bản án, quyết định giám đốc thẩm nêu trên, tiến hành phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, yêu cầu và trình bày của các bên trong án dân sự; cáo trạng và định danh tội phạm trong hình sự; đối tượng án là quyết định, hành vi hành chính trong án hành chính. Từ chủ đạo cho đến các vấn đề khác của nhận định đều giữ như cũ, dựa trên căn cứ pháp luật đề đưa ra nhận định.

B. Tính khái quát hóa

Đây là đề xuất bổ sung cho nhận định của tòa án trong các bản án, quyết định, phục vụ việc xây dựng nguồn án cho án lệ, gồm: (1) đối tượng và (2) cách thức.

(1) Với đối tượng, áp dụng cho ba trường hợp: thứ nhất là viện dẫn điều khoản của pháp luật có cách hiểu khác nhau, tức nghĩa là trong nhận định khi hội đồng xét xử đưa ra điều khoản quy phạm để áp dụng cho vụ việc, nhưng điều khoản này được biết là có tranh luận chưa thống nhất trong xã hội và giới luật; thứ hai là trường hợp vụ việc có vấn đề, sự kiện pháp lý tức mối quan hệ xã hội chịu tác động của quy phạm pháp luật mang đặc tính cụ thể mà hội đồng xét xử cho rằng cần phải phân tích đường lối xử lý mới đưa ra được quy phạm điều chỉnh; và thứ ba là trường hợp vụ việc có vấn đề mà không có quy phạm nào điều chỉnh, cần xử lý dựa trên lẽ công bằng.

(2) Với cách thức, trong ba trường hợp nêu trên, khi hội đồng xét xử gặp phải thì phần soạn án ngoài việc nhận định cụ thể tình tiết như cũ đã có, còn cần phải soạn thảo thêm ý nghĩa tính khái quát. Tức là dựa trên nhận định cụ thể, khái quát hóa trở thành lập luận mang tính rộng hơn, có khả năng áp dụng cho nhiều trường hợp tương tự hơn.

Nguồn: đề xuất tự soạn thảo của tác giả. Việc khái quát hóa đối tượng trong nguồn án gốc có thể kết hợp phần khái quát nội dung án lệ vào nhận định của tòa án, và chỉ áp dụng cho vụ việc có đối tượng đặc

153 Nội dung Án lệ 08, tr. 9, đồng thời cũng là đoạn 16, nhận định của tòa án trong Quyết định giám đốc thẩm 12/2013/KDTM-GĐT của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

biệt nêu trên. Mục đích của khái quát hóa là mở rộng tính phổ biến, tăng khả năng liên hợp và áp dụng rộng rãi, góp phần cho khung xét xử trong hệ thống tư pháp trở nên thuận lợi hơn.

Lấy ví dụ là Án lệ 11, tính khái quát hoàn toàn tương tự Án lệ 10, khi mà nội dung án lệ được chọn từ phần nhận định của tòa án trong quyết định giám đốc thẩm, phần nội dung bao gồm hai đoạn, đoạn thứ nhất viện dẫn quy phạm pháp luật về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà154; đoạn thứ hai là phát triển áp dụng tình tiết thực tế trong tương lai. Án lệ này liên quan tới một vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng thuộc lĩnh vực kinh tế, nhưng được xếp vào án lệ dân sự với lập luận được chọn thuộc dân sự. Cụ thể, vấn đề xảy ra chủ yếu ở thế chấp nhà đất ở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại cổ phần và một công ty trách nhiệm hữu hạn, tức khách hàng. Nhà đất thế chấp gồm cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà của gia đình người đại diện theo pháp luật của khách hàng, được ngân hàng đánh giá khi ký kết hợp đồng, nhưng trong quá trình thực hiện, khách hàng đã không hoàn thành việc thanh toán nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn. Ngân hàng khởi kiện yêu cầu thanh toán, bị đơn là khách hàng đồng ý tuy nhiên vụ việc lại có thẩm những đương sự liên quan là bên thứ ba, những người cũng đang sinh sống trong mảnh đất thế chấp, tuy không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại sở hữu tài sản gắn liền với đất là những ngôi nhà được xây dựng sau. Yêu cầu hướng tới cuối cùng của nguyên đơn là phát mại mảnh đất được thế chấp, tức bao gồm cả những ngôi nhà trong mảnh đất đó khi mà khách hàng thế chấp không thể trả được nợ gốc và lãi.

Ở án lệ này, hội đồng xét xử viện dẫn quy phạm pháp luật để xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực bởi người thế chấp đã thế chấp đúng những tài sản mà mình có là nhà đất, tài sản của một số người con nằm trên mảnh đất đó không bị thế chấp. Đây là một vấn đề có quy phạm pháp luật điều chỉnh, được nêu để lý giải cho quy phạm đó. Ý thứ hai là một vấn đề được phân tích cho sự kiện có khả năng trong tương lai liên quan, đó là khả năng thường thấy trong tín dụng, khi khách hàng không thể thanh toán nợ cho ngân hàng thì nhà đất sẽ bị yêu cầu phát mại, đấu thầu. Do vậy, nhận thấy việc bên thứ ba sở hữu một tài sản là căn nhà trong mảnh đất đã được thế chấp, và không có quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này, hội đồng xét xử đã đánh giá và cân nhắc

quyền lợi của bên thứ ba, đưa ra nhận định rằng ưu tiên cho bên thứ ba được quyền mua lại nhà đất bị thế chấp, tránh việc nhà đất của một gia đình lớn, định cư lâu dài nhiều thế hệ bị sang nhượng cho người khác. Tính khái quát nằm ở chỗ nhận định từ cụ thể mở rộng ra toàn diện, có sắp xếp hợp lý trong soạn án, phần nêu cụ thể vụ việc và đương sự, phần tổng quát từ cơ sở đi đến khung hình chung, đây chính là dựng án trong án gốc. Và, Án lệ 11 cho thấy rằng, một khi đã dựng án trong án gốc thì không cần phải bổ sung tính hoàn thiện bằng phần khái quát nội dung án lệ như những án lệ khác.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 90 - 94)