Phương thức xây dựng án lệ

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 71 - 74)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.1.1. Phương thức xây dựng án lệ

Hiện tại, trong quá trình xây dựng án lệ, có hai phương thức được đặt ra là: (i) lựa chọn kết thúc; và (ii) lựa chọn trong giai đoạn.

(i) Phương thức lựa chọn kết thúc.

Phương thức lựa chọn kết thúc là xây dựng án lệ sau khi hoàn tất quá trình tố tụng, giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự, hành chính, vụ án hình sự đã kết thúc qua các giai đoạn từ đầu là thụ lý vụ án hoặc khởi tố cho đến khi kết thúc là ra bản án, quyết định của tòa án, và những văn bản này đã có hiệu lực, tiến tới thi hành án. Đối với phương thức thứ nhất này, công đoạn xét xử và công đoạn xây dựng án lệ hoàn toàn độc lập với nhau, và công đoạn xây dựng án lệ chỉ được tiến hành sau khi quyết định, bản án đã được công bố118. Có thể thấy rằng, phương thức này được hiểu như việc cân, đo, đong, đếm nguyên liệu có sẵn, tìm kiếm, tham chiếu và lựa chọn tri thức đã có trong thư viện, trong cổng thông tin lưu trữ. Có tới 49/52 án lệ đã được công bố được xây dựng trên cơ sở phương thức này.

Lấy ví dụ ở Án lệ 06, một trong sáu án lệ được công bố cùng thời điểm đầu tiên của án lệ Việt Nam119, trong án lệ này, vụ án dân sự là việc nguyên đơn khởi kiện bị đơn là hai người em gái ruột của mình về việc chia lại di sản thừa kế của bố mẹ để lại, yêu

118 Trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, phương thức này được nêu tại điểm a khoản 2 Điều 6: Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau: Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án và đã được lấy y kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này.

119 Các án lệ từ Án lệ 01 đến Án lệ 06 được công bố ngày 06 tháng 04 năm 2016 bởi Quyết định số 220/QĐ-CA về việc công bố án lệ năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 06 năm 2016.

cầu tuyên hủy hợp đồng sang nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với những phần nhà đất thừa kế mà bị đơn đã giao dịch. Vụ án này được khởi kiện và thụ lý sơ thẩm từ năm 1993 bởi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, có tới bốn phiên sơ thẩm lặp đi lặp lại ở tòa án này, bốn phiên phúc thẩm vì bị kháng cáo ở Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, mất tới 20 năm để được giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao rồi quay trở lại sơ thẩm lần thứ năm, những trì hoãn và khó khăn, vướng mắc bởi đương sự liên quan, tính chất vụ việc có liên quan tới người Việt định cư tải hải ngoại, tình hình tương trợ tư pháp thập niên 1990 còn nhiều khó khăn. Trải qua một quá trình tố tụng rất dài, khi mà quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực, vụ án được giao về cho tòa sơ thẩm xét xử lại theo ý chí của quyết định giám đốc thẩm, trong đó có đoạn được lựa chọn, công bố làm án lệ với nội dung căn cứ tình tiết thực tế có lợi cho nguyên đơn, nêu rõ rằng phải giải quyết dứt điểm vụ án, giải quyết và chấp thuận yêu cầu chia thừa kế cho nguyên đơn theo pháp luật, nguyên đơn được hưởng những gì mà luật định, phần thừa kế của đương sự là người Việt định cư hải ngoại sẽ tạm giao cho những người đang sống trong nước quản lý để sau này người thừa kế của họ có quyền hưởng theo pháp luật120.

Dựa trên phương án lựa chọn có sẵn này, có thể thấy được hiện đang có một hệ thống dữ liệu khổng lồ về số lượng bản án, quyết định có hiệu lực trong thập kỷ mới.

(ii) Phương thức lựa chọn trong giai đoạn.

Phương thức lựa chọn trong giai đoạn là xây dựng án lệ bắt đầu ngay từ công đoạn xét xử. Ở phương thức này, hoạt động xét xử của tòa án được kết nối với việc nghiên cứu phát triển, lựa chọn bản án, quyết định sẽ được ban hành làm án lệ121. Có thể thấy, phương thức này tích hợp nguồn tài liệu và phát triển tài liệu, thể hiện mối quan hệ cộng sinh giữa thực tại và tương lai. Trong phương thức này, kể từ thời điểm viết án, ý thức về việc xây dựng án được viết làm án lệ đã có, khiến cho quá trình xây dựng án lệ được đẩy nhanh tiến độ, có cơ sở, không cần phải đăng tải trên hệ thống cơ sở dữ liệu số, không cần thông qua Hội đồng tư vấn án lệ, không phải là đối tượng đề xuất để thảo luận tại các hội thảo, hội nghị để các tòa án, nhà khoa học, chuyên gia pháp lý, nhà hoạt động thực tiễn, cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm tham gia ý kiến122. Bên cạnh đó, ý

120 Án lệ 06, tr. 8.

121 Trong Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, phương thức này được nêu tại điểm d khoản 2 Điều 6: Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp, gồm việc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

tưởng xây dựng án lệ đã có từ giai đoạn xét xử, khiến cho việc soạn án, chủ đạo là soạn quyết định giám đốc thẩm có chủ ý hơn trong việc phát triển án lệ. Một khi đồng nhất được quan điểm xem xét đưa quyết định, bản án trở thành án lệ trong quá trình xét xử thì việc soạn thảo có thể dễ dàng hơn trong các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của một án lệ. Theo phương thức này, trong 52 án lệ được công bố, hiện nay chỉ có ba án lệ được xây dựng trên cơ sở cơ chế này và đó là Án lệ 38, Án lệ 39 và Án lệ 50.

Lấy ví dụ ở Án lệ 38, vụ án liên quan là việc nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà vào năm 2011 (tạm gọi tắt là vụ án 2011), đệ đơn gửi Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, một vụ án về hôn nhân và gia đình đã diễn ra, trải qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra bản án phúc thẩm về vụ án này, trong đó có phân chia tài sản hôn nhân gia đình, bao gồm cả nhà đất tranh chấp trong vụ án 2011 đòi tài sản nêu trên. Bởi lý do đó, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đình chỉ giải quyết và trả lại đơn kiện về vụ án đòi tài sản này; nguyên đơn kháng cáo, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý và chấp nhận yêu cầu kháng cáo, giao vụ án lại cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Lúc này, Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm ở tỉnh Lâm Đồng gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đều có quyết định kháng nghị. Phiên giám đốc thẩm được mở ra, tiến hành theo định hướng phương thức lựa chọn trong giai đoạn, tức soạn thảo án lệ về vấn đề này trong quá trình tố tụng.

Bởi mục đích này, quyết định giám đốc thẩm được chọn làm án lệ với nội dung chủ đạo là: tại bản án phúc thẩm về hôn nhân và gia đình năm 2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên quyền sở hữu nhà cho bị đơn trong vụ án 2011. Như vậy, nội dung khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án 2011 cho rằng căn nhà nêu trên thuộc quyền sở hữu của mình, tuy nhiên đã có bản án đang có hiệu lực xác định quyền sở hữu căn nhà đó là của người khác. Theo quy định về quyền đòi lại tài sản123, cùng với nội dung quyết định của bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm nêu trên thì nguyên đơn không có quyền đòi bị đơn trả lại căn nhà. Từ những căn cứ đó, thấy rõ được rằng những yêu cầu của nguyên đơn nằm trong phạm vi sự việc đã được giải quyết bằng quyết định, bán án đã có hiệu lực của tòa án trước đó124, dẫn tới không thể thụ lý mới; trong trường hợp

123 Điều 256, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó.

124 Điểm c khoản 1 Điều 192, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện.

nguyên đơn không nhất trí với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực nêu trên thì có thể tiến hành các trình tự để giám đốc thẩm, tái thẩm nếu còn thời hiệu hoặc có căn cứ. Trường hợp không còn thời hiệu hoặc không đủ căn cứ thì phải tuân thủ bản án đó. Bởi tính cơ cấu phát triển án lệ trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong nội dung án lệ này, ngoài trình bày về vụ án cụ thể, những đương sự liên quan, đối tượng của tranh chấp, tức sự vụ cụ thể thì Hội đồng xét xử của Hội đồng Thẩm phán còn viện dẫn trực tiếp các điều luật được lý giải mở rộng cả cơ sở ban đầu và kết luận cuối cùng, cụ thể là đương sự có quyền đòi lại tài sản nhưng vụ án bị đình chỉ bởi thuộc một trong các trường hợp tố tụng dân sự.

Cả hai phương thức này đều có vai trò quan trọng trong việc xây dựng án lệ. Phương thức thứ nhất là chủ đạo hiện nay, dựa trên số lượng lớn những bản án, quyết định được lưu trữ về cả sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm để lựa chọn và phát triển thành án lệ; còn phương án thứ hai áp dụng cách thức của hiện tại và tương lai, giải pháp khiến cho xây dựng án lệ trở nên dễ dàng hơn, hiện tại tập trung vào các quyết định giám đốc thẩm đang và sắp triển khai, tiến tới mở rộng phương thức này đối với cả sơ thẩm và phúc thẩm nếu phù hợp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 71 - 74)