Một số vấn đề giữa án lệ và luật kinh tế

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 65 - 67)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.2.2. Một số vấn đề giữa án lệ và luật kinh tế

Năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, Nghị quyết Trung ương XIII đã đặt ra sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba độ phá chiến lược, trong đó có kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, cải cách tư pháp; tập trung phát triển kinh tế bền vững và nhanh chóng. Như vậy, có thể thấy được việc nâng tầm vai trò của pháp luật đúng như vị trí vốn có của nó, hướng tới đảm bảo một nhà nước pháp quyền trong thời đại kinh tế. Pháp luật kinh tế được xây dựng với mục đính kiểm soát kinh tế, mở đường phát triển kinh tế theo định hướng đặt ra, theo nghĩa hẹp chủ đạo là những đạo luật cụ thể và trực tiếp tác động, theo nghĩa rộng là mọi quy phạm có liên quan gồm đủ dân sự, hình sự và hành chính.

Bảng 2. 1: Thống kê vụ việc trong hệ thống tòa án Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021

Năm Tổng Giải

quyết Tỷ lệ

Tranh chấp liên quan đến pháp luật kinh tế

(1) (2) (3) (4) (5)

2018108 499.013 558.152 89,4% 38.917 24.661 15.439 5.059 3.292

2019109 554.269 494.403 89,2% 39.587 27.047 14.517 4.698 3.014

2020110 602.252 544.604 90,4% 42.981 29.445 19.256 6.743 3.675

2021111 537.577 436.660 81,2% Không công bố

(1) là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản

(2) là tranh chấp về quyền sử dụng đất, hợp đồng sang nhượng (3) là tranh chấp kinh doanh thương mại

(4) là tranh chấp trong đầu tư tài chính, ngân hàng, thuộc mục (3) (5) là hợp đồng mua bán hàng hóa, thuộc mục (3)

Nguồn: thống kê từ báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao, tại danh sách tài liệu tham khảo.

Chẳng hạn như trong hình sự, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm đối với những vụ án kinh tế lớn, những vụ án tham

108 Báo cáo 2018, tr. 2.

109 Báo cáo 2019, tr. 2.

110 Báo cáo 2020, tr. 3.

nhũng phức tạp, nghiêm trọng, nhiều vụ án kinh tế được dư luận xã hội rất quan tâm112. Có tới 1.145 vụ án được xét xử, xét xử 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, tội phạm hành vi phạm tội, mức độ và tính chắt đặc biệt nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, hệ thống nhà nước. Trong nhóm các vụ án hình sự về kinh tế nghiêm trọng này, bên cạnh việc kết luận chính xác tuân thủ pháp luật, tòa án các cấp cũng tập trung vào việc thu hồi tài sản bị thất thoát thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán được bồi dưỡng thêm, sử dụng các biện pháp tư pháp, hình phạt bổ sung, kê biên tài sản để cố gắng giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Bởi lẽ đó, mặc dù hiện nay số lượng án lệ nói chung và án lệ về kinh tế nói riêng còn hạn chế, nhưng vấn đề về án lệ đang ngày càng được chú trọng và quan tâm, theo định hướng tăng cường, mở rộng số lượng, chất lượng và hiệu lực của án lệ trong tư pháp Việt Nam. Theo cách nhìn tổng quan, án lệ góp phần tu bổ, hoàn thiện hóa và áp dụng linh hoạt quy phạm pháp luật trong giải quyết tranh chấp; đồng thời là yếu tố hợp lý để xử lý các vụ việc về kinh tế trong giai đoạn phát triển theo nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, còn có những khía cạnh khác thể hiện mối quan hệ giữa án lệ đối với pháp luật kinh tế trong xã hội. Trong tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự liên quan, chủ đạo phổ biến là đội ngũ luật sư cùng các đương sự có thể viện dẫn và căn cứ theo các án lệ liên quan để bào chữa, tranh tụng. Với khả năng này, án lệ có ý nghĩa mang tính đột phá trong công tác phát triển pháp luật của Việt Nam. Có thể thấy rằng số lượng án lệ được ban hành trong thời gian tới sẽ ngày càng tăng cường, đóng góp nền tảng trong quá trình tư vấn, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể xã hội.

Ở một khía cạnh khác, khi mà kinh tế trong cách mạng công nghệ, chính sách chuyển đổi số được ban hành và áp dụng rộng rãi thì án lệ không thể tách rời xu thế chuyển đổi số trong ngành tòa án. Có thể có nhiều tên gọi khác nhau, song đây là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (artificial

112 Đơn cử các vụ án kinh tế nổi bật được quan tâm như vụ án Đinh La Thăng phạm tội Cố y làm trái quy định của Nhà nước về quản ly kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; vụ án Phạm Công Danh phạm tội Cố y làm trái quy định trong quản ly kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vụ án Trịnh Xuân Thanh phạm tội Cố y làm trái quy định của Nhà nước về quản ly kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); vụ án Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

intelligence – AI), tự động hóa (automation), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (legal tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. Trong ngành luật, những cuộc cách mạng công nghệ này giúp tạo ra nguồn dữ liệu mở (open data) vô cùng đa dạng về các nguồn luật (luật thành văn, quy định hành chính, các bản án, bình luận, diễn giải)113. Bởi chuyển đổi số, nguồn dữ liệu trong đó có luật thành văn, án lệ được phổ biến một cách rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng truy cập trên internet, và cũng vì thế mà người dân, doanh nghiệp, luật sư, công chức tư pháp như kiểm sát viên, thẩm phán đều có khoảng cách tương đương trong tiếp xúc với quy phạm pháp luật. Xét pháp luật kinh tế, trong nền kinh tế và xã hội chịu nhiều tác động từ công nghệ số, án lệ như là nguồn tri thức đóng vai trò đưa khía cạnh về quy phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, tố tụng, những vụ án tới gần hơn với cộng đồng, nhất là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tức những chủ thể hiểu về vai trò và tầm quan trọng của pháp luật trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 65 - 67)