Lĩnh vực pháp luật kinh tế

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.3.1. Lĩnh vực pháp luật kinh tế

Kinh tế được hiểu là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đối với sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ57; còn pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trong xã hội58. Như vậy, giữa kinh tế và pháp luật có mối liên hệ sâu sắc, bởi: các khía cạnh như trao đổi, phân phối sản phẩm đều là quan hệ xã hội giữa các bên với nhau, việc sản xuất và tiêu dùng được tạo dựng trong khung định lượng.

Chẳng hạn, việc một nhà sản xuất hoạt động luôn cần phải có những yếu tố như vật liệu, máy móc, lao động, và những yếu tố này không tự nhiên mà có, thường thì vật liệu được lấy từ khai thác, máy móc lấy từ mua bán, người lao động thông qua thỏa thuận việc làm, và tất cả những công đoạn này để chịu sự quản lý của hệ thống pháp luật. Khi mà sản phẩm được hoàn thiện, xuất ra thị trường, phục vụ phân phối, tiêu dùng thì tiếp tục nhận tác động của quy phạm pháp luật tương ứng.

57 N. Gregory Mankiw (2012), tr. 4.

Một nền kinh tế theo cách nhìn vĩ mô, vi mô bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, rồi cả những khía cạnh khác như thị trường, cung cầu, thay đổi liên tục và phức tạp bởi tính đơn nhất và độc lập của mỗi chủ thế, nhưng đều có giới hạn và quy luật được số đông tạo luật, đó chính là lĩnh vực kinh tế – luật. Pháp luật như đường ray của cộng đồng và xã hội tác động vào kinh tế; trong khi kinh tế như là nền tảng cơ bản của mọi xã hội đời thường, và cũng là bước đột phá của lợi ích, tác động ngược lại pháp luật để mở đường ray cho những giai đoạn mới.

Cả góc nhìn từ toàn diện đến cụ thể đều có thể thấy được mối liên hệ này. Đơn cử tại Việt Nam, thể nhân, pháp nhân tham gia hoạt động thương mại, tức hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm đầu tư, xúc tiến thương mại, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì phải chịu sử điều chỉnh của Luật Thương mại59. Việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh phải chịu sử điều chỉnh của Luật Đầu tư; muốn thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức là doanh nghiệp thì phải chịu sử điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; hay rộng lớn hơn, những vấn đề về địa vị, chuẩn mực pháp lý, và cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản, tức những vấn đề cơ bản của con người thì phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.

Trong lịch sử hiện đại, giai đoạn đầu, quan niệm về kinh tế thị trường bị Đảng Cộng sản Việt Nam phủ nhận, phản đối; tuy nhiên dần được nhận thức là giá trị chung của nhân loại. Đến nay, Đảng quyết định lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu trong thời kỳ này, với định nghĩa là mô hình kinh tế chung nhất trong thời kỳ Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền kinh tế thị trường hiện đại,

vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế,

dưới sự quản ly của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo60. Như vậy, việc tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, tức tôn trọng cá nhân, tổ chức hoạt động cung ứng, sự thay đổi liên tục của quốc tế; nhưng những thay đổi đó đều có sự quản lý, nhấn mạnh pháp quyền tức thượng tôn pháp luật, càng thể hiện rõ nhận thức mối quan hệ không thể tách rời giữa kinh tế và pháp luật.

Từ thời điểm tham gia xu hướng toàn cầu hóa, quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam bắt đầu hợp tác đa phương và cũng vì thế mà bước vào hệ thống pháp luật quốc tế, gồm cả công pháp và tư pháp. Khía cạnh quốc gia, hàng loạt các điều ước quốc

59 Khoản 1 Điều 1; Khoản 1 Điều 3, Luật Thương mại 2005.

tế là điều kiện cơ bản của giao lưu và hợp tác kinh tế được ký kết. Khởi đầu là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, những văn bản như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Hiệp ước chung về thương mại dịch vụ (GATS) hướng các thành viên theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT) trong thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn gần đây, Việt Nam chú trọng vào những mối quan hệ kinh tế tập trung, quan trọng hơn đó là quan hệ song phương, đa phương như ký kết các điều ước là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Với khía cạnh tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế, ngoài việc tuân thủ hệ thống pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế là các điều ước mà quốc gia đã ký kết thì còn mở ra một lĩnh vực mới là tập quán quốc tế về thương mại. Chẳng hạn như Bộ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterms), những vấn đề về thanh toán, giao dịch quốc tế, vận tải đường biển có từ lâu đời. Ngoài ra là việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, khó khăn trong xung đột pháp luật. Từ những khía cạnh mang tính quốc gia và khía cạnh cá nhân, có thể thấy rõ được mối liên hệ chặt chẽ của kinh tế và pháp luật, trong nội bộ và trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam. (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w