Các loại nhóm

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 38)

Nhóm có thể được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo cách thành lập nhóm, có nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Theo cách tồn tại của nhóm về mặt thời gian, có nhóm thường xuyên và nhóm không thường xuyên.

- Nhóm chính thức là nhóm được thành lập bởi nhu cầu của một tổ chức, có quyết định thành lập (mang tính pháp lý) và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Nhóm trưởng trong các nhóm kiểu này thường được tổ chức lựa chọn từ trước, mà không do các thành viên nhóm bầu ra. Các thành viên nhóm có thể được tổ chức chỉ định cùng với quyết định thành lập nhóm, có thể do nhóm trưởng lựa chọn. Với vị trí thường được xác định ngay từ đầu như vậy, các thành viên nhóm thường không thật sự bình đẳng với nhau. Điều này góp phần quy định phương thức làm việc, giao tiếp của nhóm. Nhóm chính thức thường có độ ổn định cao và bền vững.

- Nhóm không chính thức là nhóm được hình thành tự nhiên do nhu cầu xã hội của những người tham gia, chẳng hạn như có cùng chung quan điểm sống, niềm đam mê nghề nghiệp, hoặc có cùng phương cách học VAK… Mục tiêu của nhóm có thể không trùng với mục tiêu của tổ chức. Nhóm lập theo kiểu này thường tự bầu ra nhóm trưởng. Sự tham gia nhóm của các thành viên là hoàn toàn tự nguyện và họ tương đối bình đẳng với nhau. Đặc điểm này của nhóm không chính thức giúp cho việc giao tiếp trong nhóm có nhiều thuận lợi vào thời gian đầu. Tuy nhiên, nhóm loại này lại thiếu ổn định hơn nhóm chính thức vì không bị những ràng buộc mang tính chất pháp lý.

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)