Cách thức tiến hành rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 45 - 48)

Hoạt động 1: Trò chơi Đoàn kết

Mục tiêu - Xây dựng được mục tiêu cá nhân từ nhiệm vụ, phối hợp đồng đội xác định được mục tiêu nhóm trong khoảng thời gian quy định.

- Ý thức được tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cá nhân để thống nhất mục tiêu của nhóm.

Thời lượng 5 - 10 phút.

Số lượng 3 – 5 sinh viên/đội.

Vật liệu Các phiếu yêu cầu nhiệm vụ cho các đội. Mỗi thành viên nhận một nhiệm vụ.

Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động. 2. Thành lập 2 đội chơi.

3. Mô tả trò chơi. 4. Hướng dẫn luật chơi:

- Các thành viên của mỗi đội đantay vào nhau, tựa lưng vào nhau, mặt hướng ra ngoài tạo thành một khối vững chắc.

- Mỗi thành viên nhận một phiếu nhiệm vụ. (Chỉ có giáo viên biết: Các thành viên đội 1 nhiệm vụ giống nhau. Các thành viên đội 2 nhiệm vụ khác nhau).

- Yêu cầu: mỗi người tự đọc nhiệm vụ của mình, giữ kín, không nói cho các thành viên còn lại biết.

5. Trao cho mỗi thành viên một phiếu nhiệm vụ. 6. Bắt đầu bài tập khi có hiệu lệnh, không trao đổi.

Đúc kết - Kết quả: Đội 1 thực hiện nhiệm vụ dễ dàng, nhanh chóng hơn đội 2.

- Hỏi: Khi các cá nhân không thống nhất mục tiêu trong nhóm thì hoạt động của nhóm sẽ thế nào?

 Để quá trình làm việc tốt nhất, các cá nhân phải thống nhất mục tiêu với mục tiêu của nhóm. Mục tiêu tập thể có thể hoàn thành tốt khi mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Nguồn Nhóm giảng viên biên soạn.

Hoạt động 2: Trò chơi Thổi bóng

Mục tiêu - Sinh viên nhận ra sức mạnh và lợi thế của sự hỗ trợ, cộng tác lẫn nhau trong công việc.

- Hình thành khả năng hợp tác, phối hợp và giúp đỡ đồng đội khi tham gia hoàn thành hiệu quả công việc.

Thời lượng 5 - 10 phút.

Số lượng 4 – 6 sinh viên/đội.

Vật liệu - 2 - 4 quả bóng bằng giấy vo tròn đường kính 5cm. - Ống hút: 1 ống hút/1 sinh viên.

- Bàn đủ rộng cho tất cả các thành viên đứng xung quanh. Qui trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động.

2. Thành lập các đội chơi (2 – 4 đội). 3. Mô tả trò chơi.

4. Hướng dẫn luật chơi:

- Các thành viên phải dùng ống hút của mình để thổi quả bóng về vị trí đã được đánh dấu trên bàn.

- Không được di chuyển quanh bàn, chỉ được đứng yên tại chỗ.

- Không được chạm vào bóng giấy, chỉ được thổi qua ống hút.

- Giáo viên sẽ quyết định vị trí đặt bóng ban đầu, số lượng bóng tham gia trò chơi (càng nhiều bóng trò chơi càng khó hơn).

5. Trao cho mỗi thành viên một ống hút để thổi. 6. Bắt đầu bài tập ngay, không thảo luận. Đúc kết Chia sẻ cảm nhận:

- Cảm xúc của bạn sau khi hoàn thành bài tập?

- Các bạn đã chọn phương án nào để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất?

Cả đội sẽ phải tính toán lượng gió mà mình tạo ra qua ống hút thật phù hợp để đưa quả bóng vào vị trí xác định nhanh và chính xác nhất. Tùy từng thời điểm mà có người sẽ thổi rất mạnh, rất nhẹ, vừa vừa hoặc không thổi. Do đó, các thành viên luôn phải quan sát và điều chỉnh lượng gió mà mình tạo ra. Cần có sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các thành viên trong đội.

Nguồn [21, trang 137]

Hoạt động 3: Trò chơi Xếp đinh

Mục tiêu - Hợp tác, trao đổi và phác họa hiệu quả thông tin hướng dẫn, phối hợp thao tác với các thành viên khác trong đội xếp hoàn chỉnh tháp đinh.

- Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, vai trò của từng thành viên trong thực hiện một công việc chung.

Thời lượng 15 phút.

Số lượng 5 – 8 sinh viên/đội.

Vật liệu - 1 miếng gỗ hình chữ nhật. - 13 cây đinh.

Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động. 2. Thành lập đội chơi (4 đội). 3. Hướng dẫn quy trình:

- Xếp 12 cây đinh trên đầu 1 cây đinh đã đóng trên miếng gỗ. - Không được dùng bất kỳ chất kết dính nào để kết dính đinh vào cục gỗ.

Đúc kết - Kết quả: cây đinh được xếp thành hình mái nhà rông, có một cây để giữ 12 cây còn lại.

- Hỏi: cây nào quan trọng?

 Cây nào cũng quan trọng và có vai trò riêng, giống như trong quá trình làm việc nhóm. Mỗi người sẽ có nhiệm vụ và điểm mạnh của mình. Điều quan trọng là biết kết hợp với nhau để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, bổ sung cho nhau ưu – khuyết điểm của mỗi người.

Nguồn Sưu tầm

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)