Những rào cản của việc lắng nghe hiệu quả

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 50 - 51)

Lắng nghe có tầm quan trọng trong giao tiếp, nhưng trên thực tế, không phải ai cũng biết lắng nghe. Theo D.Torrington, 75% các thông báo miệng không được chú trọng, bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng. Cho nên, không phải để lắng nghe hiệu quả chỉ cần im lặng mà còn có nhiều yếu tố cản trở.

- Tốc độ tư duy: Tốc độ tư duy nhanh hơn tốc độ nói rất nhiều. Vì vậy, khi nghe người khác nói, chúng ta thường dùng thời gian dư thừa này để suy nghĩ vấn đề khác. Vậy nên, khi trình bày vấn đề nào đó cần đi thẳng vào nói một cách ngắn gọn, không nên dài dòng, cũng không nên nói quá chậm.

- Sự phức tạp của vấn đề: Trước một vấn đề phức tạp và quá khó, cũng như ít có liên quan, chúng ta thường bỏ ngoài tai không chú ý lắng nghe nữa.

- Tâm trạng của người nghe: Khi con người đang trong tâm trạng buồn bã, chán nản về một vấn đề nào đó, khiến họ có thái độ dửng dưng, không hợp tác và không thích lắng nghe.

- Sự thiếu được luyện tập: Là một kỹ năng, nên lắng nghe phải được tập luyện. Tuy nhiên, từ nhỏ đến khi trưởng thành, chúng ta ít được rèn luyện cách lắng nghe mà chỉ dành thời gian cho việc học nói, học đọc, học viết.

- Sự thiếu kiên nhẫn: Để lắng nghe hiệu quả, chúng ta cần phải kiên nhẫn với ý kiến của người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta

thường “tranh nhau nói”, hoặc “cả hai cùng nói”, vì khi nghe người khác nói, chúng ta bị kích thích, muốn nói ngay ra ý kiến của mình và nếu không biết kiềm chế, kiên nhẫn thì việc lắng nghe không đạt hiệu quả. Đặc biệt, ở những người có tính “bồng bột lửa rơm” thường thiếu kiên nhẫn trong quá trình giao tiếp. Với tâm trạng như vậy, thông tin sẽ không thể tiếp nhận một cách chi tiết và hiệu quả.

- Thiếu quan sát khi nghe: Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần đến thính giác mà cả các giác quan khác, nhất là thị giác để có thể nắm bắt hết thông điệp mà người nói muốn chuyển tải qua ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ. Thường thì chúng ta ít sử dụng hoặc chưa biết sử dụng mắt trong quá trình lắng nghe.

- Những thành kiến, định kiến tiêu cực: Những thành kiến, định kiến tiêu cực với người đối thoại, hoặc vấn đề mà người đối thoại đề cập, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu quả lắng nghe. Những thành kiến đó có thể xuất phát từ cách ăn mặc, dáng vẻ bề ngoài, giọng nói, cách sử dụng từ ngữ của đối phương. Chủng tộc và giới tính đôi khi cũng cản trở tới việc lắng nghe. Khi đã có những thành kiến tiêu cực thì người ta thường cố tìm những lý lẽ để bác bỏ và đặt những câu hỏi gây cản trở cho người nói…

- Uy tín của người nói: Người nói có uy tín xã hội hay ở vị thế cao hơn dễ dàng thuyết phục người nghe hơn.

- Những thói quen xấu: Một số thói quen chúng ta thường mắc phải khi nghe người khác: lười suy nghĩ, cắt ngang lời người khác, giả vờ chú ý11.

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)