Các giai đoạn phát triển của nhóm

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 39 - 41)

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra năm giai đoạn phát triển của nhóm là: hình thành, xung đột, ổn định, trưởng thành và kết thúc7.

Giai đoạn hình thành

Đây là giai đoạn thành lập nhóm. Một số người có nhu cầu và nguyện vọng giống nhau, liên kết với nhau thành một nhóm để đạt được nhu cầu hay nguyện vọng đó.

Ở giai đoạn này hai vấn đề chủ yếu là làm sao xác định được mục đích và tạo sự đồng thuận cao của toàn nhóm về mục đích. Tiếp đó là xác định những thành viên phù hợp nhất cho mục đích. Việc khởi đầu này không dễ, vì nếu cuộc tranh cãi về mục đích không đi tới đâu và kết nạp những thành viên không phù hợp thì nhóm có thể tan rã.

Từ việc tự nhận thức được bản thân thuộc kiểu phương pháp học tập V, A, hay K sẽ giúp các sinh viên dễ dàng xây dựng các nhóm có cùng kiểu học với mình. Nhóm được hình thành từ các thành viên có cùng chung kiểu học, sẽ dễ thống nhất đi đến mục đích chung hơn các nhóm từ các thành viên khác kiểu học với nhau.

Giai đoạn xung đột

Đây là giai đoạn thường xảy ra các mâu thuẫn trong nhóm. Sau giai đoạn làm quen ban đầu, nhóm viên bắt đầu bộc lộ ý nghĩ và cảm xúc của mình. Va chạm khó tránh vì mỗi người một ý, với cá tính, thái độ và cách

suy nghĩ khác nhau… Mục đích chung tiếp tục được tranh cãi và cách đạt tới mục đích đó phải chi tiết, khả thi hơn. Giao tiếp trong nhóm chưa thuận lợi vì các nhóm viên chưa hiểu nhau đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu các sinh viên nhận thức đầy đủ về bản thân mình thì họ sẽ dễ thông cảm và giao tiếp suôn sẻ với nhau, nhất là khi nhóm được thành lập trên cơ sở các thành viên có cùng chung kiểu phương pháp học tập VAK.

Giai đoạn ổn định

Đây là giai đoạn hình thành các chuẩn mực nhóm. Để làm việc hiệu quả, các thành viên đề ra các quy tắc làm việc như giờ giấc, phân công vai trò, xác định trách nhiệm, quyền hạn… Nhóm được ổn định từ từ, bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và khăng khít với nhau. Giao tiếp trong nhóm trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Các thành viên hướng đến việc chung, sẵn sàng hợp tác với nhau, quan tâm đến lợi ích nhóm.

Giai đoạn trƣởng thành

Đây là giai đoạn nhóm hoạt động trôi chảy và hiệu quả nhất. Khi đã ổn định về tổ chức, nhóm bắt đầu làm việc có hiệu quả để thực hiện mục đích chung. Các thành viên tập trung vào vai trò, nhiệm vụ của mình, tích cực xây dựng nhóm. Các mâu thuẫn giảm thiểu, giao tiếp trong nhóm hiệu quả hơn, các thành viên hỗ trợ nhau cùng thực hiện công việc.

Với các bài tập được giao trong học tập, đây là thời điểm nhóm sinh viên đã đi đúng hướng, có cách giải quyết vấn đề phù hợp để đạt kết quả tối ưu. Tùy vào tính chất, độ khó của bài tập mà việc tìm ra lời giải sớm nhất thuộc về nhóm có kiểu phương pháp học tập V, A hay K. Khi không có bất cứ sự hướng dẫn nào của giáo viên, các nhóm nhận nhiệm vụ và tự giải quyết độc lập thì nhóm gồm các sinh viên có cùng chung kiểu K thường là nhóm tìm ra lời giải sớm nhất. Còn nếu có sự hướng dẫn của giáo viên, nhóm gồm các sinh viên có cùng kiểu A lại tìm ra kết quả nhanh hơn vì khả năng tập trung và lắng nghe của họ tốt hơn.

Giai đoạn kết thúc

Đây là giai đoạn kết thúc sự tồn tại của nhóm. Thông thường nhóm kết thúc sự tồn tại của mình khi hoàn thành các công việc mà nó được lập nên để thực hiện. Nhóm cũng có thể kết thúc sự tồn tại của mình khi nó không vượt qua được những khủng hoảng nào đó, chẳng hạn như mâu thuẫn không thể giải quyết giữa các thành viên, hoặc hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)