Hoạt động 1: Trò chơi Xé giấy
Mục tiêu - Tập trung lắng nghe hiệu lệnh và thực hiện hành vi đáp ứng hiệu lệnh một cách nhanh nhất
- Sinh viên nhận biết được tầm quan trọng của việc xác định mình thuộc kiểu tiếp thu thông tin VAK nào.
- Xác định các phương pháp phù hợp bản thân trong quá trình hình thành kỹ năng lắng nghe.
Thời lượng 15 phút. Số lượng 25 sinh viên.
Vật liệu Giấy A4, mỗi sinh viên một tờ. Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động.
2. Chia lớp thành năm nhóm, mỗi nhóm năm sinh viên. 3. Mô tả hoạt động:
- Cả lớp xếp thành vòng tròn.
- Mỗi sinh viên được phát một tờ giấy A4.
- Giáo viên hô lần lượt các khẩu lệnh “Gập đôi tờ giấy”, “Xé góc phải”, “Xé góc trái” (các khẩu lệnh có thể được dùng nhiều lần để tăng tính đa dạng của tờ giấy xé được của mỗi sinh viên).
- Thu lại các tờ giấy “đã xé” từ sinh viên đã tham gia trò chơi. - Kiểm tra, so sánh sản phẩm của cả đội.
Đúc kết - Trong trò chơi, sinh viên được thực hiện hiệu lệnh giống nhau nhưng mỗi người lại tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau là do mỗi sinh viên là một chủ thể khác nhau, nghe, hiểu và làm theo hiệu lệnh theo suy đoán của bản thân. Trong quá trình chơi, có người chỉ cần nghe và làm rất tốt. Có người phải hỏi lại cho rõ ràng rồi mới làm. Có người vừa quan sát, vừa làm. Mỗi người một kiểu hết sức phong phú. Điều quan trọng là mỗi người nhận biết mình thuộc kiểu người nào.
- Khi xác định được rõ ràng mình thuộc kiểu người V, hay A, hay K. Chắc chắn chúng ta sẽ biết lắng nghe hiệu quả.
Nguồn [21, trang 165]
Hoạt động 2: Trò chơi Tam sao thất bản
Mục tiêu - Nhận diện ra được những yếu tố gây cản trở quá trình lắng nghe để có đối sách lắng nghe hiệu quả nhất.
- Sinh viên nhận biết tầm quan trọng của của việc lắng nghe trong học tập và cuộc sống.
Thời lượng 15 phút. Số lượng 25 sinh viên.
Vật liệu Một câu nói chứa đựng nhiều thông tin chi tiết khoảng 15 – 20 từ.
Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động.
2. Chia lớp thành năm đội, mỗi đội có năm sinh viên. 3. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc.
4. Giáo viên đứng cách xa người đứng đầu hàng khoảng một mét và yêu cầu người đứng đầu hàng đi lên gặp giáo viên, giáo viên nói nhỏ, đủ nghe và rõ ràng. Câu nói chứa đựng các thông tin với người đứng đầu hàng. Lần lượt cho từng đội. 5. Người đầu hàng về nói lại cho người kế tiếp. Lần lượt
cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng của từng đội lên bảng viết lại những gì đã nghe được.
6. Khống chế thời gian (càng nhanh càng tốt).
7. Đối chiếu kết quả của năm đội với nhau và đối chiếu với câu nói ban đầu của giáo viên.
Đúc kết Trong giao tiếp hàng ngày, thông tin được truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, người tiếp nhận lại chưa chắc là đã nghe và hiểu đầy đủ ý nghĩa, nội dung của thông tin. Khi thông tin “gốc’ đã bị hiểu sai lệch mà truyền lại cho người khác sẽ bị sai lệch thêm nữa.... Muốn thông tin được hiểu đầy đủ và đúng ý nghĩa, mỗi người trong chúng ta cần nhận ra những yếu tố cản trở việc lắng nghe và cần phải rèn luyện các kỹ năng để lắng nghe hiệu quả.
Nguồn Nhóm giáo viên biên soạn.
Hoạt động 3: Trắc nghiệm đánh giá kỹ năng lắng nghe
Mục tiêu - Sinh viên nhận biết các tiêu chí để đánh giá kỹ năng lắng nghe và tự nhận xét bản thân mình.
- Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong học tập và sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Thời lượng 15 phút.
Số lượng 25 sinh viên.
Vật liệu - Hai bài trắc nghiệm (xem Phụ lục 4) - Kết quả trắc nghiệm (đáp án). Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động.
2. Mô tả hoạt động: mỗi sinh viên được nhận một bài trắc nghiệm đánh giá kỹ năng lắng nghe; mỗi câu hỏi sẽ chọn một đáp án đúng nhất theo cách hành xử thường ngày của mình. Nếu lưỡng lự giữa hai phương án, hãy chọn phương
án nào thường xử lý nhất. Sau khi làm xong, cộng xem mình đã chọn bao nhiêu phương án A/B/C và ghi tổng kết số câu đã chọn vào trang cuối.
3. Nghe giải đáp.
Đúc kết - Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng được sử dụng thường xuyên trong các tình huống thường ngày. Có thể nói ngày nào chúng ta cũng phải lắng nghe. Tuy nhiên, mỗi người có nhận biết mình đã biết lắng nghe thực sự hay chỉ mới lắng nghe một phần hay hoàn toàn không biết lắng nghe.
- Sau khi đã “rà soát” lại chính bản thân, mỗi người sẽ biết mình cần phải rèn luyện như thế nào để có thể thực sự sở hữu được kỹ năng lắng nghe.
Nguồn [23]