Các nguyên tắc rèn luyện kỹ năng tự học

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 58)

Cần lập kế hoạch

Lập kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị sinh viên bỏ sót nhất trong quá trình học tập của mình. Lập kế hoạch không những sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian, mà còn giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học và hiệu quả. Mỗi người có thể có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, nhưng lập kế hoạch để sinh viên biết được khối lượng kiến thức sinh viên đang có và sẽ phải có. Sinh viên sẽ luôn ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề sinh viên còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.

Lựa chọn công cụ ghi nhớ

Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học, và nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình, thì sinh viên sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong bài học ở trường lớp. Sinh viên cần phải biết mình có thói quen học như thế nào để mà từ đó phát huy tối đa năng suất. Có một số người học bài phải dõng dạc đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc không lời, đọc thầm thì mới tập trung hơn.

Lập sơ đồ tƣ duy

Sinh viên nên biết thêm một số công cụ trợ giúp suy nghĩ rất hữu hiệu như Mind Map (sơ đồ tư duy) của Tonay Buzan giúp hệ thống hóa kiến thức một cách rất hữu hiệu.

Tổ chức thời gian học ở lớp

Sinh viên cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô và bạn bè. Phần lớn sinh viên than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình, sinh viên không thể giúp đỡ nhau ở lớp được. Sinh viên cần hiểu rằng, sinh viên cần chủ động tự tìm hiểu tất cả, thậm chí tự tìm hiểu ở nhà trước khi đến lớp, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của sinh viên khi sinh

viên thực sự không biết tìm câu trả lời ở đâu. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà sinh viên đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là sinh viên đang sử dụng hiệu quả phương pháp tự học và thời gian học ở lớp.

Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng mà ai cũng phải sử dụng trong quá trình học tập. Trình độ nghe và ghi chép của người học không giống nhau ở những môn học khác nhau, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Mỗi người đều phải tự mình rèn luyện thói quen ghi chép để có thể có được những thông tin cần thiết về môn học. Điều quan trọng trước tiên là sinh viên cần nắm được những nguyên tắc chính của hoạt động nghe – ghi chép. Với các môn khoa học xã hội nhân văn thường có dung lượng câu chữ nhiều, việc vừa chú ý theo dõi để tri giác nhận thông tin, vừa mong muốn ghi chép thật đầy đủ khiến đôi lúc trở thành một thách đố lớn. Sinh viên thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều sinh viên chỉ chờ giáo viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì đành bỏ trống vở khiến tâm lí bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức. Thực tế đó đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất. Phải rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi chép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính, các luận điểm quan trọng mà giáo viên nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào không hiểu, cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi giáo viên ngừng giảng, nhằm đào sâu kiến thức và tiết kiệm thời gian. Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phần lớn sinh viên không quan tâm rèn luyện để có được.

Để tìm ra phương pháp học hiệu quả, sinh viên cần nhận diện bản thân và xu hướng của các giác quan trong quá trình tự học. Phương pháp học tập theo VAK cho thấy, sinh viên sau khi xác định được sự hoạt động các giác quan của mình trong quá trình học sẽ tìm ra phương pháp tự học tốt nhất.

Chủ động học chứ không thụ động

Không nên đọc đi đọc lại một câu như một con vẹt mà không hiểu gì. Hãy sử dụng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc nhìn thấy được vấn đề nên thấy.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng thật rõ và chậm rãi để chiêm nghiệm.

+ Sử dụng sự liên tưởng, tưởng tượng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan như, ngày sinh nhật, kỷ niệm đáng nhớ thậm chí tưởng tượng ra một câu chuyện, một điều không tưởng.

Ghi chú thật cẩn thận

Nó đòi hỏi sinh viên suy nghĩ theo lối phân tích cực tốt. Ghi ngắn, ghi đủ sẽ tốt hơn là ghi nhiều, ghi thiếu hoặc thừa, vì sinh viên không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại một lần nữa.

Luôn học ngay tại bàn

Thái độ này chuẩn bị cho sinh viên cả hai ưu thế trí tuệ và thể chất. Không được nằm dài trên giường để học, bởi vì sinh viên sẽ ngủ quên lúc nào không biết, thậm chí sẽ làm hạn chế não bộ suy nghĩ tinh tế. Lâu dần, nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng và mắc phải các chứng bệnh về xương, khớp nữa.

Kiên trì và cần cù

Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại cao độ, vì sinh viên phải tiếp thu cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái của mình và phải sử dụng thành thạo. Có được phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, sinh viên sẽ là một học sinh giỏi mà không phải là “con mọt sách”, hay con vẹt rỗng tuếch.

Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian làm việc sau này của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh, đến nỗi mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới, khiến ta lạc hậu nếu như không chịu tự học. Nếu sinh viên không có kỹ năng tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, sinh viên sẽ mãi là người đứng sau và đứng sau mãi mãi.

Nhiều sinh viên cho rằng, lên đại học chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở đại học khác với học ở trung học rất rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở đại học là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức. Hậu quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn.

3.4.3. Các bƣớc tiến hành kỹ năng tự học

Lập kế hoạch học tập là điều rất cần thiết

Trước khi làm bất cứ chuyện gì hãy tập lập kế hoạch. Nếu không lập kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến làm sinh viên không xoay sở kịp. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như một chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập kế hoạch học tập riêng phù hợp với bản thân, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần thiết, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra một cách nghiêm túc.

Sinh viên sau khi xác định được kiểu học của mình theo phương pháp VAK, cần xây dựng kế hoạch sao cho phát huy tối đa năng lực của bản thân.

- Đối với những sinh viên có phương pháp học Nhìn (V), người học là người có khả năng quan sát và nắm bắt tốt thuộc tính của sự vật hiện tượng, sự kiện, sơ đồ, biểu đồ, quy trình mô hình hóa… do đó, cần lập một kế hoạch cho việc học tập một cách tỉ mỉ nhưng lại phải được đa dạng hóa màu sắc, hình ảnh minh họa phong phú, và đặc biệt cần làm rõ các bước và cách thức thực hiện cũng như mối liên hệ của các phần, các giai đoạn trong kế hoạch.

Hình 3: Hình minh họa sinh viên tự học theo phương pháp Nhìn

Kế hoạch học tập sẽ được chi tiết hóa và cụ thể hóa dưới dạng hình ảnh hoặc sơ đồ, và sử dụng màu sắc để trang trí hoặc làm nổi bật nội dung cần chú ý trong kế hoạch. Với phương pháp này sử dụng sơ đồ tư duy sẽ rất hiệu quả.

- Những sinh viên học theo phương pháp Nghe (A): sử dụng giác quan thính giác là chủ yếu, tiếp nhận và ghi nhớ thông tin chủ yếu dựa vào việc nghe giảng, nghe đọc, và khi học luôn sử dụng âm thanh như một cách thức để mã hóa nội dung bài học. Vì vậy, kế hoạch học tập của những sinh viên này chỉ trở nên thu hút và luôn thôi thúc sinh viên thực hiện khi

nó được để dưới dạng một đoạn nhạc hay một văn bản đi kèm với âm nhạc, hoặc một đoạn ghi âm của chính tác giả để nhắc nhở bản thân.

- Những sinh viên học theo phương pháp Vận động (K) : sử dụng chủ yếu là sự vận động của tay chân, thao tác của cơ thể trong quá trình tiếp nhận kiến thức và đồng thời họ cũng là những người thích trải nghiệm nội dung học tập, hành động có thể mang tính năng động cao và giàu nhiệt huyết. Kế hoạch học tập của họ thường mang tính động, họ luôn hối thúc bản thân thực hiện kế hoạch và tính quyết tâm rất cao.

Hình 4: Hình minh họa sinh viên tự học theo phương pháp Vận động

Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian hiệu quả hơn

Bất cứ ai cũng có 24 giờ mỗi ngày, 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác gấp mấy lần. Sinh viên hãy liệt kê tất cả công việc cho mỗi ngày (ngủ, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, câu lạc bộ, chơi thể thao…), sau đó kiểm tra lại, nếu sinh viên thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì sinh viên hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian nhiều vào những thứ vô bổ như vậy.

Học ở đâu?

Sinh viên có thể học ở bất kỳ nơi nào, bất cứ nơi đâu mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất hay quán cà phê, trà sữa, miễn sao nơi đó giúp sinh viên tập trung cao độ cho việc tự học. Hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của sinh viên, được thoải mái và hiệu quả hơn.

Khi nào học thì hợp lý?

Nói chung, chỉ nên học lúc chúng ta thấy thoải mái, tỉnh táo nhất, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là, không

học trong vòng 30 phút sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ, không học gấp, nhồi nhét vào giờ chót trước khi đến lớp.

Chuẩn bị cho giờ lý thuyết

Với sinh viên học theo phương pháp Nhìn chiếm ưu thế:

- Phương pháp tối ưu để học bài mới: Hãy tưởng tượng bạn đang xem một xấp hình có độ dày tỉ lệ thuận với lượng kiến thức mà giáo viên giảng. Đồng thời nhẩm lại lời thầy cô trong đầu, hoặc vẽ lại trên giấy nháp, giấy ghi nhớ.

- Phương pháp tối ưu để ghi chép và ôn bài cũ: Với kiểu ghi truyền thống thì bạn nên dùng nhiều màu mực để ghi những mục khác nhau, còn nếu thầy cô cho phép thì không còn gì bằng sơ đồ tư duy cả, bạn sẽ phát huy được kha khá tiềm năng của mình qua những bức vẽ ấy đấy.Nên học ở không gian yên tĩnh, rộng rãi, có treo những poster tích cực khuyến khích việc học tập, nếu bạn thích có thêm nhạc nền không lời nữa thì cũng không vấn đề gì.

Với sinh viên học tập theo phương pháp Nghe chiếm ưu thế:

- Phương pháp tối ưu để học bài mới: Bạn học tốt nhất qua âm thanh, nên hãy tập trung dành thời gian vừa nghe thầy cô giảng bài vừa ghi chép, nếu cầnbạn hoàn toàn có thể thu âm lại, rồi về nhà nghe.

- Phương pháp tối ưu để học bài cũ: Đọc to các bài học sẽ khiến bạn nhớ nó dễ dàng hơn, cứ đọc diễn cảm những gì đã viết hoặc vẽ ra (bạn hoàn toàn có thể tự tấu một vở kịch ngay tại đó), nghe đi nghe lại phần ghi âm rồi hình dung lại, đến lúc trả bài, chỉ cần giữ bình tĩnh tốt một chút, đột nhiên bạn sẽ nhớ những trò mèo mà bạn đã dùng trong lúc học và chữ cũng theo đó mà về với bạn thôi.

Với sinh viên học theo phương pháp Vận động chiếm ưu thế:

- Phương pháp tối ưu để học bài mới: Liên tục ghi chép trong khi nghe giảng, chủ động hỏi, giơ tay lên bảng, thắc mắc chỗ nào thì hỏi ngay chỗ đó.

- Phương pháp tối ưu để ghi chép và ôn bài cũ: Ghi chú lại những ý chính trên những mảnh giấy nhỏ, sau đó dán trên bàn học. Vận động thoải mái trong lúc ôn bài cũ như đi lòng vòng, đứng dậy ngồi xuống, vì bạn là một người hiếu động nên có thể làm bất kì động tác nào bạn muốn. Chủ động trao đổi kiến thức với nhiều bạn bè, học nhóm sẽ luôn là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Bảng 1: Một số dạng VAK tiêu biểu12

Nếu sinh viên học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu hay sách giáo khoa, giáo trình. Và sinh viên cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Ngoài ra, nếu sinh viên học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được có đúng hay cần bổ sung, sửa đổi gì không?

Học nhƣ thế nào để phát biểu tự tin?

Sinh viên nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác (nếu cần). Điều này sẽ giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng phát biểu.

Hoàn thiện kế hoạch học tập

Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch mình đã lập ra trước đây. Thật sự, kế hoạch chỉ là cách sinh viên dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào cho hợp lý và hiệu quả, cho nên, một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó bất cứ lúc nào. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp sinh viên có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sinh viên phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã lập là một chuyện rất khó khăn, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ dàng nhất trên thế gian này.

3.4.4. Cách thức tiến hành hình thành kỹ năng tự học

Mục tiêu - Sinh viên quan sát, lắng nghe và ghi chép phác họa lại thông tin hướng dẫn và nghiên cứu.

- Thiết kế bài giảng mẫu trên phần mềm PowerPoint hoàn chỉnh trong thời gian quy định.

- Sinh viên làm quen với nhau, nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng tự học trên lớp thông qua cách học soạn bài giảng mẫu trên phần mềm PowerPoint.

Thời lượng 15 phút. Số lượng 40 sinh viên. Vật liệu - Máy chiếu.

- Nội dung bài giảng mẫu.

- Máy tính cá nhân của sinh viên.

- Giáo trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm PowerPoint. Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động.

2. Hướng dẫn quy trình, yêu cầu của hoạt động:

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)