cáo công trình nghiên cứu khoa học
Hoạt động 1: Phác họa “Trang thông tin” giới thiệu bản thân và môn học tâm đắc nhất
Mục tiêu - Sinh viên phác họa “Trang thông tin” bản thân và lưu ý môn học tâm đắc nhất trong chương trình đào tạo của mình.
- Sinh viên kết hợp viết, vẽ và nói một cách khái quát nhất để có thông tin đầy đủ về bản thân trong thời gian quy định.
Thời lượng 45 phút. Số lượng 40 sinh viên.
Vật liệu - Bút chì màu (đen - đỏ - xanh).
- Giấy trắng khổ A4 với máy chiếu Document hoặc phim trong với máy chiếu qua đầu (OverHead), bảng ghim. Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động và hướng dẫn lý thuyết
có liên quan. 2. Mô tả hoạt động:
- Mỗi sinh viên được phát một tờ giấy A4, một hộp bút màu. Trong thời gian 05 phút, tự phác họa một bức tranh
về bản thân bao gồm: tên, mã số, năm sinh, đặc điểm học tập (VAK), gia đình, sở thích, lý do tham gia khóa học, môn học đã học và tâm đắc nhất.
- Lần lượt trình bày trước lớp thông tin trên bức tranh, trong thời gian tối đa 01 phút. Sinh viên lắng nghe thông tin bạn trình bày nhớ 03 thông tin: họ tên sinh viên, đặc điểm học tập, môn học tâm đắc nhất và mục đích chính trong môn học.
- Treo bức tranh tự họa lên bảng ghim theo thứ tự trình bày. 3. Phản hồi của giáo viên: tổng kết thông tin chính thông
qua trò chơi. Nhận xét và lập danh 03 nhóm sinh viên theo từng đặc điểm học tập: VAK, và danh mục môn học tâm đắc.
Đúc kết - Qua hoạt động thứ nhất đánh giá và phân loại sinh viên theo từng đặc điểm học tập tương ứng kiểu VAK, lập danh mục các môn học hay nhóm môn học trong chương trình đào tạo được nhóm sinh viên này tâm đắc.
- Tiến hành ghép các nhóm 08 sinh viên với cùng môn/nhóm học tâm đắc (có thể 1 hay 2 môn) với cùng một đặc điểm học tập theo VAK. Bầu nhóm trưởng và thư ký nhóm.
Nguồn Nhóm giáo viên biên soạn.
Hoạt động 2: Trò chơi “Vòng xoay trái đất theo hƣớng tƣơng lai và quá khứ”
Mục tiêu - Mỗi sinh viên trong nhóm lập được danh sách từ (2 – 3) kiến thức chủ điểm mà mình quan tâm và yêu thích trong môn/nhóm học tâm đắc nhất.
- Áp dụng kiến thức chủ điểm của môn học tâm đắc cùng nhóm viết được một tiểu luận.
Thời lượng 90 phút. Số lượng 40 sinh viên.
Vật liệu - Bút chì màu (đen - đỏ - xanh).
- Phiếu thông tin gồm bốn cột: Số thứ tự, ghi tên môn/nhóm môn, ghi chủ đề/nội dung mà sinh viên quan tâm.
- Băng keo dính hai mặt, kéo cắt. - Bảng ghim.
Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động, hướng dẫn lý thuyết liên quan.
2. Giai đoạn thứ nhất: xác định môn học và kiến thức nền tảng vể viết tiểu luận.
- Mỗi sinh viên được phát một tờ phiếu thông tin có ghi tên môn / nhóm môn học tâm đắc của nhóm, cả nhóm xếp một vòng tròn từng bạn dán phiếu thông tin vào lưng bạn trước mặt bằng băng keo dính hai mặt. Sau đó, vòng tròn gồm tám sinh viên di chuyển theo chiều kim đồng hồ một vòng (Vòng 1: chiều xoay về tương lai). Từng sinh viên dùng bút chì xanh viết lên phiếu thông tin từ (2 – 3) kiến thức nền tảng mà mình quan tâm và yêu thích trong môn/nhóm học.
- Mỗi sinh viên trong vòng tròn nhóm, xoay 1800 di chuyển ngược chiều kim đồng hồ 1 vòng (Vòng 2: chiều xoay về quá khứ) dùng bút chì đỏ ghi lại (ghi vào lưng người đứng sau mình vòng 1) nội dung như người trước mặt. - Từng sinh viên trong vòng tháo phiếu thông tin trên
lưng mình treo vào bảng ghim, trưởng nhóm và thư ký thống kê kiến thức nền tảng đã ghi với tần suất xuất hiện cao nhất trên phiếu thông tin, lấy biểu quyết nhóm nếu có 2 kiến thức nền tảng cùng tần suất được ghi.
3.Giai đoạn thứ 2: Viết tiểu luận.
- Trình bày trước lớp và giáo viên về tên môn học tâm đắc và kiến thức nền tảng của môn học để viết tiểu luận.
- Cấu trúc tiểu luận và quy định cách viết xem tài liệu hướng dẫn: phác họa đề cương và quy hình thức trình bày trong từng phần mục.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên về nhà hoàn thành tiểu luận như hướng dẫn của giáo viên. Đúc kết - Thông qua trò chơi huy động tối đa khả năng công não
trong nhóm, với tên môn học tâm đắc đã xác nhận hoạt động trên thì hầu như toàn bộ thành viên sẽ đưa ra ý kiến của mình về kiến thức nền tảng để áp dụng viết tiểu luận môn học.
- Dưới sự hướng dẫn lý thuyết của giáo viên về cách viết tiểu luận các thành viên trong nhóm về nhà nghiên cứu tài liệu và giáo trình. Tiến hành viết bản thảo tiểu luận theo cấu trúc để buổi kế tiếp tương tác nhóm hoàn thiện
báo cáo. Từ thông tin hướng dẫn ban đầu của giảng viên, đối với sinh viên nhóm A chú trọng hướng dẫn và hỗ trợ thông tin nghe; sinh viên nhóm V khi hướng dẫn chú trọng thông tin trực quan nhìn; còn đối với nhóm K hỗ trợ thật nhiều sản phẩm mẫu để cho nhóm sinh viên này có cơ hội mày mò, thử sai và thí nghiệm.
Nguồn Nhóm giảng viên biên soạn.
Hoạt động 3: Thiết kế trình chiếu báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
Mục tiêu - Sinh viên trao đổi thống nhất và hoàn chỉnh tiểu luận từ bản thảo làm từ nhà của các thành viên.
- Thiết kế và trình bày được trình chiếu trên phần mềm PowerPoint để báo cáo tiểu luận.
Thời lượng 90 phút. Số lượng 40 sinh viên.
Vật liệu - Bộ tài liệu huấn luyện kỹ năng mềm. - Chương trình huấn luyện.
- Trình chiếu mẫu. - Phiếu thông tin.
- Phiếu mô tả hoạt động. - Máy tính, máy chiếu.
Quy trình 1. Thông báo mục tiêu hoạt động hướng dẫn lý thuyết thiết kế trình chiếu để báo cáo.
2. Thảo luận nhóm thống nhất nội dung của tiểu luận thông qua các bản thảo của cá nhân.
- Trong từng nhóm nhỏ nghe báo cáo kết quả của các thành viên kết quả làm việc cá nhân tại nhà.
- Chia lớp theo 3 nhóm (dựa trên kết quả trắc nghiệm về Nghe - Nhìn - Vận động). Tùy thuộc đặc điểm của nhóm là VAK có hướng dẫn cho phù hợp từng loại.
3. Thiết kế trình chiếu từ tiểu luận hoàn chỉnh.
- Phác thảo dàn bài trình chiếu theo cấu trúc phiếu thông tin hướng dẫn thiết kế trình chiếu.
- Viết kịch bản trình chiếu.
- Thiết kế giao diện chuẩn cho trình chiếu thỏa nguyên tắc trình chiếu
- Đưa thông tin và thành phần phương tiện trực quan vào giao diện.
- Hoàn chỉnh trình chiếu và báo cáo thử. - Hoàn thiện sản phẩm trình chiếu.
4. Báo cáo kết quả trước lớp và nghe ý kiến phản hồi từ các nhóm khác và giáo viên phụ trách.
Đúc kết - Sinh viên học tập theo phương pháp nhìn chiếm ưu thế sẽ quan sát rất kỹ màn chiếu và thao tác của giảng viên, đọc giáo trình.
- Sinh viên học tập theo phương pháp nghe chiếm ưu thế sẽ lắng nghe giảng viên hướng dẫn mới có thể làm tốt được. - Sinh viên học tập theo phương pháp vận động chiếm ưu thế sẽ mày mò tự làm ngay khi giảng viên vừa thao tác vừa hướng dẫn. Sinh viên học theo phương pháp nào sẽ phát huy hiệu quả của phương pháp đó ngay khi tiếp nhận và xử lý thông tin.
- Mỗi người có thế mạnh riêng, điều quan trọng là phải hiểu rõ đặc tính của bản thân để có phương pháp học phù hợp. Nguồn Nhóm giảng viên biên soạn.
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Bảng mục tiêu, phi tiêu
Bảng đánh giá hoạt động 2: Huấn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân
PHỤ LỤC 3
TRẮC NGHIỆM
XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP TIẾP THU THÔNG TIN BẰNG PHƢƠNG PHÁP NGHE – NHÌN – VẬN ĐỘNG
Hãy chọn những câu trả lời mô tả hành vi của bạn chính xác nhất (Mỗi câu đƣợc 1 điểm)
1. Khi sử dụng một thiết bị mới, tôi thƣờng :
A. Đọc hướng dẫn sử dụng trước.
B. Nghe lời hướng dẫn từ một người đã dùng thiết bị này rồi. C. Thử tự mày mò, tôi có thể tự tìm ra cách sử dụng.
2. Khi đi du lịch, lúc cần tìm đƣờng, tôi thƣờng:
A. Xem bản đồ. B. Hỏi đường.
C. Tự mò mẫm tìm đường và có thể dùng la bàn.
3. Khi nấu một món ăn mới, tôi thích:
A. Làm theo sách hướng dẫn nấu ăn. B. Gọi một người bạn nhờ hướng dẫn. C. Nấu theo bản năng.
4. Nếu tôi dạy ai đó một điều gì mới, tôi có khuynh hƣớng:
A. Viết các hướng dẫn cho họ. B. Giải thích trực tiếp với họ.
C. Làm thử cho họ coi trước rồi để họ bắt chước.
5. Trong giao tiếp hàng ngày, tôi thƣờng hay nói:
B. “Nghe tôi giải thích” C. “Bạn hãy thử đi”.
6. Trong thời gian rảnh rỗi tôi thích nhất là:
A. Đi đến các nhà bảo tàng và phòng tranh. B. Nghe nhạc và nói chuyện với bạn bè. C. Chơi thể thao hay thử làm một điều gì mới.
7. Khi đi mua sắm quần áo, tôi thƣờng có khuynh hƣớng:
A. Tưởng tượng khi mặc chúng lên thì sẽ trông thế nào. B. Tham khảo ý kiến với người bán hàng.
C. Mặc thử và tự đánh giá.
8. Khi tôi lựa chọn một kì nghỉ, tôi thƣờng:
A. Xem kỹ các tờ giới thiệu. B. Nghe lời khuyên từ bạn bè.
C. Tưởng tượng nếu mình đến nơi đó thì sẽ như thế nào.
9. Khi mua một chiếc xe mới, tôi sẽ:
A. Đọc các bài đánh giá trên báo và tạp chí.
B. Bàn luận với bạn bè những gì tôi cần ở chiếc xe mới. C. Thử lái nhiều loại xe khác nhau.
10. Khi tôi học một kỹ năng mới, tôi thấy thoải mái nhất khi:
A. Xem những gì thầy làm.
B. Hỏi thầy xem chính xác mình phải làm những gì. C. Tự mình thử và điều chỉnh trong quá trình làm.
11. Khi chọn một món ăn trong một thực đơn, tôi thƣờng có khuynh hƣớng:
A. Mường tượng món ăn trông sẽ thế nào. B. Tưởng tượng mùi vị của món ăn.
C. Nói các lựa chọn trong đầu với người bạn đi cùng.
12. Khi đi xem một buổi ca nhạc, tôi luôn luôn:
A. Quan sát các thành viên ban nhạc và những người khác trong khán đài.
B. Lắng nghe lời bài hát và giai điệu. C. Lắc lư theo điệu nhạc.
13. Khi tập trung vào một vấn đề gì, tôi thƣờng:
A. Tập trung vào các từ ngữ hay hình ảnh trước mặt mình. B. Tự thảo luận về vấn đề và các giải pháp khả thi trong đầu. C. Không ngồi yên, nghịch viết hoặc các thứ xung quanh mình.
14. Khi chọn những đồ dùng nội thất, tôi thƣờng chọn:
A. Màu sắc và vẻ ngoài của chúng.
B. Những mô tả mà người bán hàng nói với tôi. C. Chất liệu và cảm giác khi tôi chạm vào chúng.
15. Khi nhớ lại một việc gì đó, kí ức đầu tiên của tôi thƣờng là:
A. Đang nhìn một cái gì đó.
B. Có ai đó đang nói chuyện với mình. C. Đang làm một việc gì đó.
16. Khi tôi lo lắng, tôi thƣờng:
A. Hình dung ra những tình huống tồi tệ nhất.
C. Bồn chồn, đứng ngồi không yên.
17. Với một ngƣời vừa gặp, tôi thƣờng cảm thấy gần gũi với ấn tƣợng đầu tiên về:
A. Vẻ ngoài của họ.
B. Những gì họ nói với tôi.
C. Những cảm xúc họ mang lại cho tôi.
18. Khi tôi ôn thi, tôi thƣờng:
A. Viết những ghi chú tóm tắt bài học và vẽ những biểu đồ. B. Nhẩm lại những ghi chú một mình hay với những người khác. C. Hình dung trong đầu đang thực hiện các động tác hay tạo ra các công thức.
19. Nếu tôi giải thích cho một ai đó vấn đề gì, tôi có khuynh hƣớng:
A. Chỉ cho họ thấy ý của tôi.
B. Giải thích cho họ theo nhiều cách khác nhau cho đến khi họ hiểu. C. Khuyến khích họ thử và nói cho họ cách làm của mình trong khi họ thử.
20. Tôi thực sự thích:
A. Xem phim, chụp ảnh, ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật hay quan sát mọi người.
B. Nghe nhạc, nghe đài hay nói chuyện với bạn bè.
C. Tham gia các hoạt động thể thao, ăn uống, hoặc khiêu vũ.
21. Phần lớn thời gian rảnh, tôi dùng vào việc:
A. Xem ti vi/ đọc sách
B. Nghe nhạc, nghe đài hay nói chuyện với bạn bè. C. Chơi, vận động hay tự làm một thứ gì đó.
22. Lần đầu tiên liên lạc với một ngƣời mới quen, tôi thƣờng:
A. Sắp xếp một cuộc gặp mặt. B. Nói chuyện với họ qua điện thoại.
C. Cố gắng tạo mối quan hệ bằng cách cùng làm một hoạt động chung hoặc đi ăn chung.
23. Khi tiếp xúc với một ngƣời, tôi thƣờng chú ý đầu tiên đến:
A. Ngoại hình và cách ăn mặc. B. Cách ăn nói.
C. Cách đi đứng
24. Nếu tôi tức giận, tôi có khuynh hƣớng:
A. Chạy đi chạy lại trong đầu những điều làm tôi tức giận. B. To tiếng nói cho mọi người tôi đang cảm thấy thế nào.
C. Dậm chân, đóng sầm cửa, và thể hiện sự tức giận của mình bằng hành động.
25. Tôi thấy dễ nhất khi ghi nhớ:
A. Khuôn mặt. B. Tên.
C. Những việc tôi đã làm.
26. Tôi nghĩ tôi có thể biết đƣợc ai đang nói dối nếu:
A. Họ tránh nhìn vào tôi. B. Giọng họ thay đổi.
C. Họ làm tôi có cảm giác là lạ.
27. Khi gặp một ngƣời bạn cũ:
B. Tôi nói: “Thật tuyệt khi được trò chuyện với bạn!”. C. Tôi ôm hay bắt tay với họ.
28. Tôi nhớ sự việc tốt nhất bằng cách:
A. Viết lại ghi chú hay giữ lại các bản in.
B. Đọc to lên hay lặp đi lặp lại các từ khóa trong đầu.
C. Thực hành hay luyện tập các hoạt động hay hình dung nó được làm, thực hiện như thế nào.
29. Nếu tôi phải phàn nàn về một sản phẩm lỗi, tôi thoải mái nhất khi:
A. Víết một lá thư.
B. Phàn nàn qua điện thoại.
C. Mang sản phẩm đó lại cửa hàng hay gửi nó đến văn phòng chính.
30. Tôi có khuynh hƣớng nói:
A. Tôi thấy được vấn đề rồi. B. Tôi hiểu bạn đang nói gì.
C. Tôi biết được bạn đang cảm thấy như thế nào.
Họ tên:...
Tổng điểm câu A (Nhìn):...
Tổng điểm câu B (Nghe):...
Tổng điểm câu C (Vận động):...
PHỤ LỤC 4 I. BÀI TRẮC NGHIỆM THỨ NHẤT
1.Bạn thƣờng lắng nghe ngƣời khác nhƣ thế nào?
a. Luôn tôn trọng lắng nghe. b. Chỉ lắng nghe khi cần thiết.
c. Thường tảng lờ vì còn phải suy nghĩ chuyện khác.
2. Bạn có thƣờng làm lơ khi ngƣời khác có ý kiến trái ngƣợc với mình?
a. Không, mà vẫn lắng nghe vì muốn tỏ ra tôn trọng họ. b. Lắng nghe một cách miễn cưỡng.
c. Tất nhiên.
3. Khi nói điều gì, bạn có biết rõ lời nói của mình có tạo đƣợc ấn tƣợng cho ngƣời nghe hay không?
a. Thỉnh thoảng phải quan sát nét mặt của người đối diện thì biết được. b. Nói một lát rồi mới chú ý đến người đối diện để biết.
c. Cứ nói thao thao bất tuyệt, chẳng cần chú ý xung quanh.
4. Khi cần nói điều gì quan trọng với ngƣời nào đó, bạn sẽ:
a. Chọn thời gian và địa điểm thích hợp để trình bày. b. Chỉ nói khi cảm thấy thuận tiện cho cả hai.
c. Lúc nào cảm thấy thích mới nói.
5. Theo bạn, nên chọn đề tài nói chuyện khác nhau cho phù hợp với những ngƣời khác nhau?
a. Đúng, vì điều này sẽ tạo hứng thú cho cả đôi bên.