Khái quát chung

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 66 - 67)

Văn bản khoa học là sản phẩm trí tuệ, thể hiện tư duy logic, sự vận dụng các quy luật khách quan để giải quyết các vấn đề khoa học. Văn bản khoa học có tính logic chặt chẽ thể hiện ở luận điểm, luận cứ phải phù hợp và đúng đắn, ngoài ra tính logic còn thể hiện trong quá trình trình bày, lập luận, giải thích, chứng minh và cấu trúc văn bản phải rõ ràng. Tùy theo đặc trưng của từng ngành khoa học mà có những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt về trật tự cách trình bày.

Trong cấu trúc chặt chẽ của văn bản khoa học, quan hệ giữa các thành phần trong văn bản phải diễn đạt rõ ràng, nghiêm túc. Trong văn bản khoa học có quy định cụ thể về cấu trúc ngữ pháp và từ ngữ. Về mặt ngữ pháp thường dùng các câu dạng khẳng định, có cấu trúc phức hợp để có thể diễn đạt được trọn vẹn nội dung một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Vì thế, câu văn thường có độ dài nên người nghiên cứu nên sử dụng các cặp liên từ như: nếu – thì, tuy – nhưng, vì thế - cho nên... Từ ngữ dùng trong văn bản khoa học mang tính đơn nghĩa, nhất quán, tường

minh, không dùng kiểu từ mơ hồ chung chung. Ngoài từ ngữ, văn bản hành chính còn sử dụng hệ thống ký hiệu, con số, các công thức và sơ đồ. Văn bản khoa học ngoài vấn đề về từ ngữ, ngữ pháp còn phải đề cập tới một vấn đề không kém phần quan trọng là thông tin định lượng (thường sử dụng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, bản đồ…). Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ thông tin mà cách trình bày và bố trí thông tin định lượng thuận lợi và mỹ quan hơn.

Để viết đạt yêu cầu một tiểu luận, chuyên đề, báo cáo khoa học, bài báo khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, hay một cuốn sách khoa học, đòi hỏi người viết phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực đó và kỹ năng viết văn bản khoa học. Kỹ năng viết văn bản khoa học đảm bảo cho người viết biết cách trình bày vấn đề mình phát hiện và đặt vấn đề một cách chính xác, thể hiện tốt các dạng kết cấu của bài viết, đặt được tên bài viết hợp lý và hay, trình bày vấn đề một cách ngắn gọn và xúc tích, với những thông tin cốt lõi, cách kết luận vấn đề cô đọng và trích dẫn đảm bảo khoa học và khách quan.

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác Hoàng Thị Thu Hiền, Võ Đình Dương, Bùi Thị Bích (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)