6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Đặc điểm của khai thác hải sản
KTTS phụ thuộc nhiều vào những thay đổi của tự nhiên, của môi trường sinh thái biển, phải thường xuyên đối mặt với rủi ro hơn các lĩnh vực kinh tế khác. Hơn nữa, sản phẩm sau khi khai thác thuộc loại mau ươn, chóng thối, sản lượng hao hụt nhanh dễ dàng dẫn đến thất thu, thua lỗ trong kinh doanh. Yêu cầu về các dịch vụ hầu cần, đặc biệt là khâu sơ chế bảo quản lạnh và vận chuyển là chặt chẽ và không thể thiếu [17]
16
KTHS ở nước ta trải qua hàng thế kỷ hoạt động. Phương tiện KTHS trên biển hầu hết là tàu vỏ gỗ, số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ vẫn đang còn chiếm đa số, các loại tàu vỏ thép, vật liệu mới composite chiếm tỷ lệ không đáng kể dẫn đến khả năng vươn khơi còn hạn chế, trong thời gian qua dù được các cấp, các ngành quan tâm khuyến khích ngư dân đầu tư, cải hoán, đóng mới tàu thuyền nhưng việc nâng cấp tàu thuyền phát triển chậm do tình hình kinh tế của ngư dân còn khó khăn, vốn đối ứng chưa đảm bảo vì vậy việc đầu tư của ngư dân trong những năm qua chưa nhiều.
Đối tượng của KTHS là các sinh vật sống trong môi trường nước biển - chủ yếu là tầng nước mặt. Mà những sinh vật này thì lại có những đặc điểm sau:
- Nguồn lợi hải sản Việt Nam đa dạng, cá biển đa loài, kích cở cá thể và quần đoàn khác nhau, cho nên đặc tính nguồn lợi này gây khó khăn cho KTHS khi phải lựa chọn các thông số kỹ thuật cho ngư cụ. Khó khăn để xác định chính xác trữ lượng hải sản ở khu vực đánh bắt. Đặc biệt, ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng hải sản chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết, khí hậu, dòng chảy của nước biển và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. Do đó, để bảo vệ, tái tạo và khai thác hải sản có hiệu quả, một mặt cần phải phân chia ranh giới giữa các địa phương, quốc gia, nhưng mặt khác cũng cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương, quốc gia trong quá trình đánh bắt hải sản. Đối với từng địa phương hay từng quốc gia, nếu không ngăn chặn có hiệu quả các phương pháp khai thác lạc hậu làm hủy diệt các sinh vật trong nước biển thì nguồn thức ăn tự nhiên sẽ bị cạn kiệt, do đó có thể làm thay đổi nơi cư trú hoặc hướng di chuyển của các loài hải sản, dẫn đến nghèo nàn hoặc cạn kiệt nguồn lợi hải sản [17].
17
- Các loài hải sản sinh trưởng và phát triển chịu nhiều tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy… nên hoạt động đánh bắt hải sản cũng bị ảnh hưởng của tính mùa vụ về cả không gian lẫn thời gian một cách rất phức tạp: sinh sản theo mùa, di cư theo mùa, di cư theo dòng nước,… Điều này đã tạo nên cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển nhiều ngành nghề khai thác khác nhau của ngư dân [17].
- Hải vực là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của hoạt động KTHS. Thêm vào đó, các điều kiện khí hậu thủy văn của vùng biển rất khắc nghiệt, nhiều giông bão, làm cho nghề KTHS thêm nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất. KTHS, mà đặc biệt là khai thác xa bờ phụ thuộc rất nhiều vào những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn.