6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ
2.2.4. Các hình thức tổ chức sản xuất và chính sách hỗ trợ KTHS
Tổ chức khai thác trên biển là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác hải sản kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có những hình thức tổ chức KTHS như sau:
a. Hộ tư nhân
KTHS tại thành phố Đà Nẵng mang tính chất của nghề cá quy mơ nhỏ, thủ công. Ngư dân KTHS chủ yếu theo nghề cha truyền, con nối với quy mơ nhỏ, lẻ, mang tính chất từng hộ gia đình. Qua tìm hiểu thực tế, một số tàu có mối quan hệ tộc họ thường xuyên liên lạc, hỗ trợ nhau trong quá trình KTHS. Hoạt động khai thác hải sản đều diễn ra trong các vùng nước ven bờ độ sâu từ 30-50 m nước trở vào. Thời gian sản xuất thực tế trên biển tuỳ theo loại nghề và công suất,
66
song phần lớn ngắn ngày, thường từ 3-4 tiếng/ ngày ở vùng ven bờ, vùng lộng, từ 10 -20 ngày/chuyến biển đối với vùng xa bờ.
Tổng số tàu cá trên địa bàn thành phố hiện nay là 1.288 chiếc, tổng công suất 131.606 Cv. Hiện hộ tư nhân sở hữu 100% số lượng tàu thuyền trên cả thành phố. Do nhanh nhạy trong kinh tế thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, họ đã nhanh chóng chuyển từ khai thác gần bờ ra xa bờ, sử dụng có hiệu quả sản phẩm khai thác. Nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên việc đầu tư đổi mới thiết bị cơng nghệ gặp nhiều khó khăn, hiểu biết ít về luật pháp kinh tế, thiếu kiến thức cạnh tranh trong kinh doanh, kế toán yếu kém nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
b. Tổ hợp tác KTHS xa bờ
Đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ theo hướng tổ hợp tác (tổ, đội) khai thác trên biển là xu thế tất yếu trong phát triển nghề cá. Việc tổ chức đánh bắt hải sản theo tơ hợp tác từng bước khắc phục tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của ngư dân lâu nay, hoặc một mình một ngư trường, hoặc chỉ “loanh quanh ao nhà” tận diệt nguồn lợi thủy sản gần bờ, không dám vươn ra biển lớn đánh bắt thủy sản. Hoạt động trong tổ hợp tác giúp ngư dân an tâm bám biển, nhất là khai thác các vùng xa bờ. Các tổ hợp tác khai thác ở vùng biển kết hợp với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Loại hình tổ hợp tác đang hoạt động được thành lập theo nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, có sự hợp tác thực sự và các thành viên cùng có lợi. Bên cạnh đó có các quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ đội khai thác xa bờ, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, chỉ đạo và tổ chức quản lý sản xuất trên biển có hiệu quả. Quy mơ tổ thường từ 3 - 10 tàu chun đánh cá hoặc có bố trí tàu làm dịch vụ. Sự có mặt của các tổ hợp tác trên biển còn khẳng định chủ quyền quốc gia, vùng đặc quyền kinh tế, cũng như bảo vệ an ninh trật tự biển, đảo.
67
Theo số liệu của Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, hiện nay cả thành phố có 91 tổ KTHS với 583 tàu cá, chiếm tỷ lệ 45,26% tàu cá và tổng suất 59.960 Cv chiếm tỷ lệ 45,56% tổng công suất tàu cá của thành phố. Các địa phương hình thành được nhiều tổ đội như: Sơn Trà, Thanh Khê. Các tổ KTHS hiện nay được phân bổ trên cả 3 tuyến biển, vùng khơi 47 tổ (200 tàu), vùng lộng 19 tổ (105 tàu), vùng bờ 25 tổ (278 tàu), trong đó có 01 Tổ dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ với 4 tàu. Đặc biệt có 06 tổ khai thác hải sản ven bờ kết hợp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với 88 thành viên thuộc quận Thanh Khê và Sơn Trà. Đây là mơ hình bảo vệ nguồn lợi và mơi trường thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng mang lại những hiệu quả đáng kể. Để hỗ trợ nhau, sự phù hợp về nghề khai thác của các tàu cá trong tổ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho việc tổ chức sản xuất của đội tàu có hiệu quả. Từ năm 2010 thành phố Đà Nẵng đã củng cố, sắp xếp lại tổ KTHS theo nghề và theo tuyến đặc biệt là đối với các tổ KTHS xa bờ, đến nay, cơ cấu các nhóm nghề tham gia tổ đội tại thành phố Đà Nẵng như sau: nghề giã cào có 14 tổ với 92 tàu, nghề lưới cản 18 tổ với 98 tàu, nghề lưới vây 14 tổ với 84 tàu, nghề Rê cước 22 tổ với 153 tàu, nghề câu mực 01 tổ với 3 tàu, các loại nghề khác 21 tổ với 149 tàu.
Bảng 2.19. Cơ cấu nghề và ngư trường khai thác
STT Nghề Số Số Số tổ khai thác ở các vùng
Khai thác Tổ Tàu Khơi Lộng Ven bờ
1 Giã cào 14 92 0 12 2 2 Lưới cản 18 98 16 2 0 3 Lưới vây 14 84 12 2 0 4 Rê cước 22 153 17 2 3 5 Câu mực 01 3 01 0 0 6 Chụp mực 01 04 0 01 0 7 Nghề khác 21 149 1 0 20 Cộng 91 583 47 19 25
68
Diễn biến tổ đội qua các năm được thể hiện bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.20. Diễn biến Tổ hợp tác KTHS giai đoạn 2010-2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Số tổ 97 93 93 92 91
Tổng số tàu 699 679 677 594 583
Tổng công suất
(cv) 43.467 40.068 44.344 46.843 59.960
(Nguồn: Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy từ năm 2010 đến nay số lượng các tổ khai thác hải sản theo nghề trên địa bàn thành phố có nhiều biến động, trong đó các tổ KTHS nghề giã cào, lưới cản, câu mực có xu hướng giảm dần so với năm 2010. Nguyên nhân do các nghề trên phụ thuộc nhiều vào lao động, chi phí sản xuất lớn, giá thu mua sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế từ hoạt động khai thác khơng cao, vì vậy một số tàu đã bị bán đi hoặc đầu tư chuyển đổi từ nghề giã cào, câu mực sang nghề lưới vây ngày, rê cước. Việc giảm tàu làm nghề giã cào là phù hợp với định hướng phát triển của ngành vì đây là nghề tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản.
* Công tác quản lý tổ đội của các cơ quan chức năng
Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, tham gia quản lý, hỗ trợ các tổ đội KTHS có các cơ quan, cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các Tổ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 30/2007/QĐ-UB ngày 05/6/2007.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản pháp lý cũng như có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân lập Tổ KTHS và Tổ thông tin KTHS xa bờ. Phối hợp với địa phương hướng dẫn, theo dõi tổ chức thực hiện suốt quá trình thành lập và hoạt động của tổ KTHS để có hướng dẫn, điều chỉnh và hỗ trợ kịp thời.
69
- UBND và Hội Nông dân các quận ven biển: Phối hợp tích cực với Biên phịng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác hỗ trợ, vận động thành lập mới tổ KTHS, thông tin liên lạc và điều chỉnh sắp xếp lại các tổ khai thác hải sản, thông tin liên lạc theo nghề, tuyến khai thác và là cầu nối thiết thực giữa dân với chính quyền, ngành thuỷ sản. Tổ chức mơ hình tổ đội sản xuất trên biển đã khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của ngư dân, góp phần đảm bảo an tồn cho người và tàu cá khi hoạt động sản xuất trên biển, giúp cho ngành khai thác hải sản xa bờ có nhiều chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó để hỗ trợ cho các tổ đội KTHS, Liên đoàn Lao động thành phố thành lập Nghiệp đoàn nghê các thành phố, Liên đoàn Lao động các quận thành lập 04 nghiệp đoàn nghề cá trong đó quận Thanh Khê có 02 nghiệp đoàn với 92 tàu tham gia, 125 thuyền viên, Sơn Trà 02 nghiệp đoàn với 62 tàu, 294 thuyền viên.
c. Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Trong thời gian qua, bằng nguồn kinh phí của trung ương và địa phương, ngư dân thành phố Đà Nẵng nhận được nhiều chính sách hỗ trợ sau:
- Chuyển đổi nghề Câu vàng, lưới rê hỗn hợp, lưới vây có 22 hộ; hỗ trợ phun foam vật liệu PU làm hầm bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm, khay nhựa xếp cá cho 13 hộ; hỗ trợ máy dò ngang: 3 hộ, với tổng số tiền 2,33 tỷ đồng, chưa tính phần đối ứng từ 30 - 50% của ngư dân.
- Hỗ trợ 97 chiếc máy đàm thoại tầm xa ICOM, trong đó có 08 chiếc phân bổ cho các đồn Biên phòng và các phường nghề cá, còn lại 89 chiếc trang bị cho ngư dân để thực hiện thơng tin liên lạc tàu cá, góp phần đảm bảo an tồn cho ngư dân sản xuất và an ninh trên biển.
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng với tổng kinh phí thực hiện từ năm 2006-2012 trên 0,9 tỷ đồng và đã đào tạo khoảng 1.200 học viên.
70
- Hỗ trợ một phần kinh phí cho các tàu cá bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn trên biển, đâm va, mất ngư cụ theo Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
- Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân; tổng số tiền đã hỗ trợ trong 3 năm 2008-2010 cho 1.823 tàu cá là: 39.570.000.000 đồng.
- Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 28/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thí điểm trang bị máy thu trực canh cho ngư dân; thành phố đã hỗ trợ kinh phí lắp đặt, hướng dẫn sử dụng cho 300 máy thu trực canh được Nhà nước hỗ trợ cho ngư dân thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 1051/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phân bổ số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh thuộc dự án Movimar; đến nay đã lắp đặt 50/51 thiết bị cho 50 tàu cá Đà Nẵng.
- Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, ni trồng hải sản và dịch vụ KTHS trên các vùng biển xa;
- Đến nay đã lắp đặt được 184 máy VX-1700 cho 184 tàu cá 90 cv trở lên (trong đó có 15 máy do Vasep hỗ trợ).
- Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 của UBND thành phố Ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng mới tàu khai thác hải sản và dịch vụ khai thác hải sản xa bờ; đã có 20 tàu cá đóng mới với tổng số tiền hỗ trợ là 10.673.092.000 đồng; hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho tồn bộ thuyền viên làm việc trên tàu cá có cơng suất từ 50cv trở lên bình quân 7.000 người/năm.
71
Nhìn chung, từ Trung ương, bộ, ngành, địa phương đều có xây dựng định hướng, chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển KTHS nhưng qui mơ cịn nhỏ, kinh phí ít, những chương trình lớn thì ngư dân ít có năng lực tham gia đối ứng.