Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 91 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTHS

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Về vốn, mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Phần lớn ngư dân thuộc diện nghèo hoặc có mức sống trung bình nên khả năng huy động vốn cịn rất thấp, nên họ khơng dám mạnh dạn đầu tư vốn, hoặc đầu tư thấp, không hiệu quả. Việc vay vốn từ các ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu tài sản thế chấp trong khi đó yêu cầu đầu tư cho KTHS nhất là khai thác xa bờ cần nguồn vốn lớn vượt quá khả năng của ngư dân. Vì vậy nhiều hộ ngư dân có nhu cầu và nguyện vọng đóng tàu có cơng suất lớn hơn để khai thác vùng khơi nhưng không thực hiện được.

Ngư dân cịn hạn chế về trình độ, thiếu kiến thức nên việc sử dụng hóa chất, kháng sinh bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, trình độ của đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên cũng ảnh hưởng đến hiệu KTHS. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng biển cịn khó khăn lao động thiếu việc làm trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm.

Cơ sở hạ tầng thiếu chưa đồng bộ. Trình độ cơng nghệ trong khai thác nhìn chung cịn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập cịn nhiều khó khăn và thách thức.

Ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của đa số ngư dân địa phương còn thấp, sự tăng thêm sản lượng KTHS của ngư dân không tránh khỏi việc sử dụng ngư lưới cụ, phương pháp khai thác xâm hại đến nguồn lợi thuỷ sản như sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn cho phép; sử dụng chất nổ, xung điện, hoá chất...

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hệ thống phục vụ hậu cần cung ứng nhiên liệu, ngưlưới cụ, thu mua thủy sản trên biển còn thiếu và yếu.... Giải pháp dài hơi năng suất đội tàu của thành

82

phố còn thấp là do cơng nghệ, trình độ và mức độ đầu tư vào nghề khai thác cịn hạn chế.

Cơng tác nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Hiện nay, lực lượng quản lý Nhà nước về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn thiếu; phương tiện kiểm tra hoạt động trên biển đã xuống cấp. Hiện nay công tác quy hoạch còn nhiều vướng mắc, sự phối hợp giữa các ngành liên quan cịn lõng lẽo, cơng tác tham mưu cịn nhiều hạn chế và bất cập chưa có những biện pháp nghiêm khắc và dứt khoát trong quản lý và khai thác hải sản.

Kinh tế hộ ngư dân còn hạn chế, nhiều nơi ngư dân cịn khai thác mang tính tự cấp, tự túc, thiếu vốn sản xuất (tổ hợp tác khơng có tư cách pháp nhân nên không vay vốn được của ngân hàng). Sự hợp tác của ngư dân chưa thực sự, tư tưởng mạnh ai nấy làm, manh mún. Hợp tác giữa ngư dân và nhà nước cịn có khoảng cách, chưa thường xuyên; tư tưởng của ngư dân còn trông chờ, ỷ lại vào bao cấp.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Chính quyền địa phương cấp quận và đặc biệt cấp phường chưa thực sự quan tâm đúng mức tới lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTHS; chưa tìm hiểu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngư dân.

- Tổ chức, thực hiện chính sách hỗ trợ kém hiệu quả: nhiều chính sách về phát triển thủy sản đã mở ra những ưu đãi lớn về tín dụng để hỗ trợ ngư dân nâng cấp, đóng mới tàu cá, nhưng thực tế chính sách này đang gặp nhiều trở ngại, rất ít ngư dân đủ các tiêu chí qui định được vay.

- Thơng tin liên lạc hai chiều giữa tổ trưởng và cơ quan quản lý còn hạn chế. Lý do ngư dân có tập quán giấu ngư trng, tư tưởng này gây khó khăn trong việc tìm kiếm cứu nạn.

83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đánh giá một cách tổng quát từ thực tiễn phát triển KTHS thành phố Đà Nẵng, cũng như từ các số liệu về kinh tế- xã hội nêu trên, cho thấy: kết quả đạt được về mặt kinh tế là khá lớn nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được địi hỏi của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. KTHS tăng trưởng chưa vững chắc, chủ yếu vẫn dựa vào khai thác tiềm năng sẵn có, việc đầu tư tiến bộ khoa học – công nghệ vào lĩnh vực thủy sản còn hạn chế, những yếu tố rủi ro về tính bền vững kinh tế là khơng nhỏ. Về mặt mơi trường cịn tiềm ẩn nhiều thách thức, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý nguồn lợi, kiểm sốt và giảm thiểu ơ nhiễm môi trường. Nhiều vấn đề xã hội vẫn tồn tại và nẩy sinh trong quá trình phát triển KTHS. Trong thời gian đến, để KTHS của thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững, trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển của thành phố thì rất cần sự tác động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác khai thác, đáp ứng được nhu cầu thị trường và định hướng “vươn ra biển lớn” của Đảng và Nhà nước ta.

84

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)