6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM
3.2.2. Nhóm giải pháp về vốn
Để giảm số lượng các tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ, khuyến khích những ngư dân có tiềm năng tự bỏ vốn đầu tư phát triển khai thác xa bờ, trên thực tiễn là một vấn đề khó thực hiện. Vì trong điều kiện hiện nay, phần lớn các chủ tàu này thiếu vốn, khả năng chuyển đổi sang nghề khác rất thấp vì cuộc sống và hoạt động nghề khai thác từ trước đến nay theo tuyền thống qua nhiều đời gắn với biển. Vì vậy, nên cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn vốn:
(1): Huy động vốn thông qua vay của ngân hàng: Nghề khai thác hải sản là nghề có nhiều rủi ro do thiên tai, bão lũ, nên hầu hết các ngân hàng cho ngư dân vay địi hỏi phải có tài sản thế chấp. Qua theo dõi, điều tra cho thấy hầu hết ngư dân đóng tàu đều thế chấp nhà, đất, … tại các ngân hàng. Do đó, để có nguồn vốn mua sắm ngư lưới cụ, các thiết bị khai thác, tổ chức, cá nhân ngư dân cần trao đổi, bàn bạc với ngân hàng tiếp tục vay vốn, nhưng không cần thế chấp bằng các tài sản như nhà, đất, mà thế chấp ngay con tàu của mình với ngân hàng. Thành phố Đà Nẵng cần phải tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND thành phố (thay đổi Quyết định 7068/QĐ-UBND) về một số chính sách phát triển thủy sản, tuy nhiên, giải pháp này muốn thực hiện tốt phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, nên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đứng ra làm cầu nối để ngư dân tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng.
(2): Huy động vốn tự có của ngư dân (thuyền viên) và huy động nguồn vốn của bà con, họ hàng, dịng tộc: thơng qua cơng tác vận động, giải thích rõ những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân KTHS để ngư dân hiểu tham gia cổ phần vào với chủ tàu.
89
(3): Huy động vốn thơng qua vay mượn: đây là hình thức vay mượn từ các "chủ nậu" thu mua hải sản; vay từ các nhà cung ứng nhiên liệu như xăng, dầu, gạo, nước đá,… Tuy nhiên, hình thức này chỉ vay được khoản tiền nhỏ để phục vụ cho chuyến biển (vốn lưu động), còn việc vay để đầu tư ngư lưới cụ, cải hốn tàu thì rất khó, vì thời gian thu hồi đồng vốn cho vay chậm.
(4): Huy động vốn thơng qua đóng góp cổ phần của các thành viên của tổ hợp tác, Hợp tác xã.
(5): Các Tổ Hợp tác, HTX liên kết với các doanh nghiệp: Tổ hợp tác phải thực hiện liên kết với các doanh nghiệp chế biến hải sản; các doanh nghiệp chế biến hải sản ứng trước kinh phí cho các tổ hợp tác khai thác hải sản để họ có điều kiện chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ chuyến biển; kết thúc chuyến biển, tổ hợp tác bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến hải sản để khấu trừ số tiền đã ứng trước theo giá thỏa thuận ký kết ban đầu giữa 2 bên.
(6): Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn: các tổ chức, cá nhân ngư dân cần xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, hạn chế thấp nhất để tàu nằm bờ; xây dựng kế hoạch khai thác phải lưu ý đến tình hình thiên tai, bão tố, giá bán sản phẩm trên thị trường.