6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KTHS
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế thành phố Đà Nẵng
Trong 18 năm thành phố trực thuộc Trung ương và 11 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, với sự nỗ lực cao của hệ thống chính trị và sự đồng thuận, nhất trí của tồn dân, thành phố đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức nên tình hình kinh tế thành phố đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu mới, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, cơ cấu kinh tế chuyển đổi
38
tích cực, một số lĩnh vực, một số mặt đã có vị trí cao so với cả nước.
Về quy mơ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố năm 2014 tính theo giá so sánh 2010 đạt 41.799 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2014 là 9,72%.
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2014 (Theo giá so sánh 2010) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 GDP toàn thành phố (triệu đồng) 28.922.794 32.302.810 35.233.258 38.182.824 41.799.237 Tốc độ tăng GDP (%) 12,02 11,69 9,07 8,37 9,42 Tốc độ tăng bình quân 2010 – 2014 (%) 9,72
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng) Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành (giá thực tế)
ĐVT: %
Năm Nông - lâm – thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2010 3,00 40,30 56,70 2011 3,22 40,22 56,56 2012 2,96 37,52 59,52 2013 2,93 36,13 60,94 2014 2,56 36,33 61,10
39
Theo biểu số 2.2, Cơ cấu GDP theo 3 nhóm ngành thì tỷ trọng nơng, lâm, thuỷ sản đã giảm dần từ mức 3,00% năm 2010 xuống cịn 2,56% năm 2014; tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng cũng giảm đều, đạt mức 36,33% năm 2014; tỷ trọng dịch vụ giảm từ 56,70% năm 2010 xuống 56,56% năm 2011, nhưng từ năm 2012 tăng trở lại và đạt 61,10% năm 2014. Sản xuất nông, lâm và thủy sản có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP, do đơ thị hóa, diện tích ni trồng giảm, lâm nghiệp hạn chế khai thác để bảo vệ môi trường, tuy nhiên ngành nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng chiều sâu. Ngành thủy sản được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như xây dựng khu công nghiệp dịch vụ chế biến thủy sản, cảng cá, âu thuyền trú bão, hỗ trợ vốn cho ngư dân nâng cấp tàu thuyền khai thác xa bờ, khắc phục thiên tai, địch họa. Gía trị sản xuất nông, lâm và thủy sản năm 2014 (giá so sánh 2010) đạt 2.003.472 triệu đồng, tăng 1,09 lần so với năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2014 đạt 1.126 triệu USD và tăng 77,6 % so với năm 2010. Tốc độ tăng bình qn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2010-2014 tăng 21,1 %/năm. Thị trng xuất khẩu của Đà Nẵng hiện nay chủ yếu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Philippines, Trung Quốc, Đức, Pháp.
Tổng vốn đầu tư phát triển thành phố giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 146.551 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10,1%/năm, trong đó đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 42.378 tỷ đồng, chiếm 28,91%. Ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2014 nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 5.524 tỷ đồng, giảm 31,6% so với năm 2010.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư có xu hướng giảm cơ cấu vốn ngân sách đầu tư, tăng cơ cấu nguồn vốn tự có, vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho nông - lâm - ngư nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 4,43% vốn đầu tư, chủ yếu là đầu tư các cơng trình thuỷ lợi, nơng thơn mới, chưa chú
40
trọng đầu tư kết cấu hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hệ thống kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng biển nước sâu Tiên Sa, các tuyến đường quốc lộ 1A, 14 B, … thành phố đã tập trung phát triển đồng bộ nhiều cơng trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng đô thị làm tăng tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, Võ Nguyên Giáp, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, đường Võ Văn Kiệt, cầu vượt khác mức Ngã ba Huế … kết hợp với các cơng trình kiến trúc có quy mơ lớn như nâng cấp cảng biển Tiên Sa, mở rộng nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng… Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước. Đà Nẵng cũng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng vị trí cao so cả nước, nhiều năm đứng vị trí thứ nhất (2008 – 2010, 2013, 2014).
* Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá
tập trung tương đối hồn chỉnh, khép kín tại Khu Cơng nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Khu neo đậu tránh trú bão Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích mặt nước là 58ha, diện tích trên bờ là 24ha. Bao gồm các hạng mục chính: Chợ đầu mối thủy sản; Trạm xử lý nước thải có cơng suất 300m2/ngày đêm. Khu Chế biến hải sản với 15 doanh nghiệp lớn hoạt động. Cơng suất 30.000 tấn/năm. Tồn khu vực Âu thuyền có 12 xưởng sản xuất nước đá, với tổng công suất xấp xỉ 25.000 cây/ngày; 04 cây xăng dầu và 17 tàu cung ứng dầu (cơng suất 50.000 lít/tàu) của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên tại vùng nước âu thuyền; 07 xưởng sửa chữa, đóng mới tàu thuyền có năng lực đóng mới 50 tàu/năm, sửa chữa 1.200 lượt chiếc/năm.
41
Việc đảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung ứng tại chỗ, kịp thời, chất lượng các nhu yếu phẩm, dịch vụ hậu cần cho nghề cá như nước ngọt, lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên liệu, nước đá, ngư lưới cụ, bảo quản sau thu hoạch, sân bãi, cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, y tế... đóng một vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hoạt động KTHS.