Thực trạng về kết quả và hiệu quả KTHS thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 81 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ

2.2.5. Thực trạng về kết quả và hiệu quả KTHS thành phố Đà Nẵng

a. Sản lượng KTHS

Với những lợi thế một thanh phố ven biển và với năng lực tàu thuyền cũng như các trang thiết bị ngày càng hiện đại, ngư lưới cụ trang bị cho việc KTHS phù hợp với từng mùa vụ, trong những năm qua giá trị sản xuất của KTHS tăng lên hàng năm. Việc tăng hay giảm của giá trị sản xuất KTHS phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố, thời tiết thuận lợi thì ngư dân sẽ vươn khơi khai thác sản lượng sẽ tăng lên và ngược lại thời tiết không thuận lợi thì sản lượng sẽ giảm và giá trị sản xuất sẽ giảm.

Năng lực tàu thuyền cũng là một trong những nhân tố quan trọng để tăng giá trị sản xuất và sản lượng. Ngồi ra cịn một số các nhân tố tác động để làm tăng giá trị và sản lượng đó là ngư trường, lao động…

Phân tích việc tăng sản lượng và giá trị sản xuất KTHS cho thấy việc đầu tư của ngư dân có đúng định hướng hay khơng.

Bảng 2.21. GTSX (Giá CĐ 2010) và sản lượng KTHS Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 GTSX KTHS tỷ.đ 1.281 1.217 1.579 1.386 1.408 Tăng trưởng BQ % 2,39 Sản lượng KTHS tấn 41.912 38.669 47.804 43.012 43.067 Tăng trưởng BQ % 0,68

72

Với số liệu được nêu trong bảng 2.21, cho thấy từ năm 2010 đến nay, sản lượng KTHS có chiều hướng tăng dần. Năm 2014 tăng 1.155 tấn so với năm 2010 và tăng 4.398 tấn so với năm 2011. Tốc độ tăng bình quân của GTSX KTHS tăng nhanh và nhiều hơn tốc độ tăng của sản lượng đánh bắt. Từ năm 2010 – 2014, tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất KTHS 2,39% trong khi đó tốc độ tăng bình qn của sản lượng KTHS thủy sản chỉ là 0,68%. Từ kết quả việc gia tăng về giá trị sản xuất và sản lượng KTHS của thành phố trong những năm qua nguyên nhân chính do tác động từ các chính sách hỗ trợ ngư dân của Trung ương và địa phương như Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng; tận dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước các chủ tàu cá đã đầu tư chuyển đổi nghề khai thác hiệu quả (từ nghề lưới kéo sang các nghề lưới vây, lưới cản, rê 3 lớp, chụp mực), trang bị thêm ngư cụ, nâng cấp trang bị khai thác, nâng cơng suất máy, đóng mới tàu, số lượng tàu khai thác xa bờ cũng tăng mạnh, nhiều tàu thuyền công suất lớn đã vươn khơi ra vùng biển quốc tế khai thác các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn so với trước thì sản lượng nhiều hơn và giá trị sản xuất tạo ra cũng lớn hơn.

b. Hiệu quả theo cơ cấu nghề KTHS

Do đặc tính phát triển nghề KTHS của ngư dân là tự phát, thiếu định hướng, nguồn lực chưa đủ mạnh nên việc đầu tư phát triển nghề còn rời rạc, nhỏ lẻ hiệu quả đem lại chưa cao. Để nghề khai thác hải sản của ngư dân thành phố Đà Nẵng phát triển một cách chủ động, theo đúng định hướng và mang lại hiệu quả cao nhất thì việc đánh giá lại các nghề khai thác hiệu quả và đề xuất các giải pháp phát triển nghề khai thác hiệu quả là hết sức cần thiết.

Đánh giá hiệu quả nghề khai thác cần phải dựa vào rất nhiều các tiêu chí, theo kết quả điều tra 235 chủ tàu và các cán bộ quản lý thủy sản của các địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về nghề KTHS có hiệu quả của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng cho thấy:

73

Bảng 2.22. Kết quả khảo sát nghề KTHS có hiệu quả trong năm 2014

Nghề Hiệu quả nhất Hiệu quả thứ 2 Hiệu quả thứ 3

Lưới cản 20 36 30 Giã cào 0 0 9 Rê cước 43 80 36 Mành 11 30 25 Câu cá 35 11 5 Câu mực 2 10 5 Lưới vây 124 45 25

(Nguồn: Từ kết quả Đề tài điều tra thống kê,, đánh giá hiệu quả nghề khai thác hải sản của Chi cục Thủy sản)

Qua bảng 2.22 ta thấy trong 7 nghề được hỏi ý kiến của 235 người và xét theo từng mức nghề hiệu quả có tỷ lệ cao nhất, nhì và ba như sau:

- Nghề hiệu quả nhất: nghề lưới vây có 124 ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất 52,76 %; nghề rê cước có 43 ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhì 18,29 %; nghề câu cá có 35 ý kiến chiếm tỷ lệ cao thứ ba 14,89 %.

- Nghề hiệu quả thứ hai: nghề rê cước có 80 ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất 34,04 %; nghề lưới vây có 45 ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhì 19,11 %; nghề lưới cản có 36 ý kiến chiếm tỷ lệ cao thứ ba 15,31 %.

- Nghề hiệu quả thứ ba: nghề rê cước có 36 ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất 15,31 %; nghề lưới cản có 30 ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhì 12,76 %; nghề mành và nghề lưới vây có 25 ý kiến chiếm tỷ lệ cao thứ ba 10,63 %.

Từ kết quả trên, nghề hiệu quả nhất là nghề lưới vây có 124 ý kiến chiếm tỷ lệ 52,76 %; Nghề hiệu quả thứ hai là nghề rê cước có 80 ý kiến chiếm tỷ 34,04 %. Riêng nghề hiệu quả thứ ba là nghề lưới cản có 30 ý kiến chiếm tỷ lệ 12,76 %, mặc dù có tỷ lệ thấp hơn nghề rê cước nhưng vì nghề rê cước đã được đánh giá nghề hiệu quả nhất. Vậy, các nghề khai thác làm ăn

74

hiệu quả hiện nay được xếp từ cao xuống thấp như sau: nghề vây, nghề rê cước, nghề lưới cản, nghề câu, nghề mành, nghề câu mực.

c. Hiệu quả sử dụng vốn KTHS theo nghề trong năm 2014

Theo số liệu điều tra, thống kê về sản lượng, doanh thu, chi phí chuyến biển, vốn đầu tư của các nghề KTHS thành phố Đà Nẵng của Chi cục Thủy sản thành phố trong năm 2014 đã tính tốn các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận trên chi phí; tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư để đánh giá hiệu quả của các nghề như sau:

Bảng 2.23. Tổng kết các tỷ suất đánh giá của các nghề

Nghề Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu Tỷ suất Lợi nhuận/Chi phí Tỷ suất Lợi nhuận/ Vốn đầu tư Lưới cản >=90cv 0,62 1,64 0,28 Lưới cản <90cv 0,64 1,78 0,34 Giã đôi >= 90cv 0,33 0,49 0,06 Giã đôi < 90cv 0,4 0,68 -0,12 Rê cước >= 90cv 0,62 1,62 0,32 Rê cước <90cv 0,58 1,4 0,31 Mành chụp >= 90cv 0,53 1,14 0,16 Mành chụp < 90cv - - 0,14 Câu cá 0,68 1,05 0,18 Câu mực 0,71 2,5 0,13 Lưới vây >= 90cv 0,7 2,28 0,26 Lưới vây <90cv 0,68 2,14 0,33

(Nguồn: Từ kết quả Đề tài điều tra thống kê, đánh giá hiệu quả nghề khai thác hải sản của Chi cục Thủy sản)

75

Biểu đồ 2.3. Tổng kết các tỷ suất đánh giá hiệu quả kinh tế các nghề KTHS

Qua bảng 2.23, biểu đồ 3: xét riêng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của các nghề ta thấy nghề lưới cản đạt 0,34, lưới vây đạt 0,33, rê cước đạt 0,32; các nghề câu, nghề mành trung bình đạt từ 0,16 – 0,18; nghề giã cào đạt -0,12 (với nghề giã đôi < 90cv) và 0,06, tức là hiệu quả đầu tư của nghề giã cào hiện nay thấp nhất. Tuy nhiên, xét về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/chi phí thi các nghề câu, lưới vây, lưới cản, rê cước có tỷ suất cao, song đối với nghê câu mực, câu cá thì nghề này ít tiêu hao nhiên liệu, nhưng giá bán sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào thị trường do vậy tính ổn định khơng cao. Qua phân tích các điều kiện về giá trị đầu tư ban đầu, lợi nhuận bình quân của tàu/tháng/nghề, điều kiện hoạt động sản xuất của từng nghề thì các nghề làm ăn hiệu quả nhất hiện nay đang hấp dẫn ngư dân xếp từ cao xuống thấp như sau: lưới vây, rê cước, lưới cản, chụp mực, câu mực. Nghề ít ngư dân đầu tư và chuyển nghề là nghề giả cào.

d. Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả KTH. Năng suất lao động bình quân phụ thuộc vào công suất tàu thuyền, trang thiết bị, phương tiện, kĩ thuật đánh bắt, trình độ, chất lượng lao động. Trên cơ sở số liệu của sản lượng, số lượng người lao động chúng ta tính được năng suất lao động bình quân nghề KTHS của Đà Nẵng.

Biểu đồ tổng kết các tỷ suất đánh giá hiệu quả kinh tế của các nghề

-0,5 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Lưới cản >=90cv Lưới cản <90cv Giã đôi >= 90cv Giã đôi < 90cv Rê cước >= 90cv Rê cước <90cv Mành chụp >= 90cv Mành chụp < 90cv

Câu cá Câu mực Lưới vây >= 90cv Lưới vây <90cv Các nghề khai thác hải sản G t

rị Lợi nhuận/Doanh thu

Lợi nhuận/Chi phí Lợi nhuận/Vốn đầu tư

76

Bảng 2.24. Năng suất lao động bình quân KTHS thành phố Đà Nẵng từ 2010 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng sản lượng tấn 41.912 38.669 47.804 43.012 43.067 Tổng số lao động Người 7.678 7.336 6.712 6.882 6.692 Năng suất BQ tấn/ngươi 5,46 5,27 7,12 6,25 6,44

(Nguồn: Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng)

Như vậy qua số liệu trong Bảng 2.24 cho thấy những năm qua năng suất lao động KTHS của thành phố đã tăng dần lên theo các năm mặc dù số lao động đang ngày càng giảm dần. Đặc biệt năm 2012, năng suất lao động tăng cao, do việc đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ về nâng cấp, đóng mới tàu cá làm cho cơng suất tàu tăng mạnh, ngư dân vươn khơi xa bờ. Điều này chứng tỏ các trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật khai thác đang được chú trọng cải tiến và nâng cao hơn so với trước. Tuy nhiên thành phố vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có, q trình đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc, kỹ thuật đánh bắt vẫn chưa được tiến hành một cách có qui mơ và khoa học. Vì vậy mà năng suất lao động tuy có tăng nhưng vẫn chưa đạt được một kết quả tối ưu, tốc độ tăng khơng được duy trì. Bên cạnh đó lực lượng lao động vẫn mang tính thời vụ và chưa được đào tạo đúng qui mô, bài bản để nắm bắt được các kỹ thuật tiên tiến, sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại trong khai thác nhằm nâng cao năng suất lao động

đ. Hiệu suất sử dụng công suất tàu thuyền KTHS

Hiệu suất sử dụng công suất tàu thuyền cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của KTHS. Sản lượng trên trên 1Cv càng cao thì hiệu quả khai thác càng có hiệu quả và ngược lại.

77

Bảng 2.25. Hiệu suất sử dụng công suất tàu thuyền KTHS

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng tàu thuyền chiếc 1.701 1.605 1.386 1.322 1.288 Tổng công suất Cv 70.961 71.574 84.643 99.849 131.606 Tổng sản lượng tấn 41.912 38.669 47.804 43.012 43.067 Công suất BQ 1 tàu Cv/tàu 41,72 44,59 61,07 75,53 102,18 Hiệu suất sử dụng công suất tấn/Cv 0,59 0,54 0,56 0,43 0,33

(Nguồn: Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng)

Số liệu được nêu trong Bảng 2.24 về hiệu suất sử dụng công suất tàu thuyền KTHS của thành phố cho thấy trong những năm 2010 - 2014 với số lượng tàu thuyền giảm (bình qn 2010-2014 là -6,72%), tổng cơng suất tàu thuyền tăng đều qua các năm (bình qn 2010-2015 là 16,70%) vì vậy cơng suất bình quân trên 1 tàu tăng bình quân 25,10%, sản lượng khai thác tăng (bình quân 2010-2015 là 0,68%), tuy nhiên hiệu suất sử dụng công suất tàu thuyền thì lại giảm (bình qn 2010-2015 là -13,52%). Từ đó cho thấy hiệu quả kinh tế trong KTHS trên địa bàn thành phố thời gian qua chưa cao. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho việc đầu tư KTHS bị giảm sút, và cũng chính là ngun nhân khiến cho lượng lao đơng tham gia vào khai thác thủy sản ngày càng giảm mạnh.

78

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)