Giải pháp về lao động tham gia KTHS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM

3.2.3. Giải pháp về lao động tham gia KTHS

- Vận động cho các lao động tham gia góp vốn để mua ngư lưới cụ, thiết bị khai thác, góp phần tăng thêm hiệu quả khai thác trong từng chuyến biển, tăng thêm thu nhập cho người lao động, tạo sự gắn bó giữa chủ tàu và lao động. Đối với các lao động chưa đủ điều kiện về kinh tế, chủ tàu có thể cho vay tiền khơng tính lãi để góp vốn, số tiền cho vay sẽ trừ dần vào thu nhập hàng tháng hoặc quý, tùy theo thỏa thuận giữa lao động và chủ tàu.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân. Tuy nhiên để thực hiện được việc này, chính quyền thành phố phải đứng ra tổ chức tập trung. Đào tạo chính quy và tại chỗ cho lao động

90

nghề cá có đủ trình độ để tiếp cận kỹ thuật mới và khả năng khai thác xa bờ. - Thuyền viên được vay vốn ưu đãi 5 năm để góp vốn với chủ tàu nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống để an tâm làm việc lâu dài trên tàu cá.

- Hỗ trợ bảo hiểm y tế tự nguyện, thực hiện thí điểm mơ hình bảo hiểm xã hội cho thuyên viên tàu khai thác hải sản xa bờ.

3.2.4 Giải pháp về nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ

- Nhân rộng các kết quả nghiên cứu ngư cụ, phương pháp khai thác để chuyển hướng khai thác theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; cải tiến, chế tạo ngư cụ phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác; áp dụng các công nghệ và thiết bị bảo quản tiên tiến trên tàu cá; tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ hậu cần trên biển cho cộng đồng dân cư thơng qua các hình thức khuyến ngư trong khai thác hải sản xa bờ.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai điều tra nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường khai thác.

- Áp dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản sản phẩm sau khai thác. Phát triển, nhân rộng các mơ hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước đá lạnh; hầm bảo quản thuỷ sản cách nhiệt bằng PolyUrethane (P.U), vách hầm được áp inox và trang bị hệ thống lạnh thấm,...nâng cao giá trị của sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác.

- Đầu tư thiết bị kỹ thuật hỗ trợ khai thác như: máy định vị, máy dị ngang, máy tầm ngư, máy thơng tin liên lạc, máy thu lưới nhằm giúp thuyền trưởng sớm phát hiện đàn cá, giảm chi phí di chuyển ngư trng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất.

- Tổ chức học tập chuyển giao công nghệ mới trong KTHS trao đổi kinh nghiệm các mơ hình KTHS đạt hiệu quả kinh tế cao.

91

cước, câu mực, lưới cản, chụp mực, lưới kéo. Mỗi họ nghề sẽ có 1 ngư lưới cụ tương ứng. Tuy nhiên để q trình khai thác có hiệu quả thì phải trang bị thêm các thiết hỗ trợ cho quá trình khai thác như: máy định vị, máy dò ngang, máy tầm ngư, máy thu lưới, thiết bị bảo quản cấp đông để tăng chất lượng sản phẩm,…Các thiết bị khai thác này sẽ giúp thuyền trưởng sớm phát hiện đàn cá, giảm chi phí di chuyển ngư trường, góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, để thực hiện được thì nhà nước phải có sự can thiệp với ngân hàng tạo điều kiện thơng thống để ngư dân vay vốn mua sắm trang thiết bị.

3.2.5. Giải pháp tổ chức sản xuất

Tiến hành sắp xếp, củng cố lại các tổ hợp tác khai thác hải sản ở cả 03 tuyến (vùng khơi, vùng lộng và vùng bờ) trên toàn địa bàn thành phố, trong đó ưu tiên các thành viên trong mỗi tổ phải là:

+ Ưu tiên 1: Hoạt động cùng ngư trường, cùng nghề, có mối quan hệ huyết thống với nhau.

+ Ưu tiên 2: Hoạt động cùng ngư trường và có mối quan hệ huyết thống với nhau.

+ Ưu tiên 3: Hoạt động cùng ngư trường và cùng nghề.

Điều chỉnh, bổ sung các nội dung Quy chế hoạt động của tổ hợp tác. Các địa phương căn cứ Quyết định số 06/2005/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP và Thông tư số 04/2008/TT- BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thống nhất mẫu Quy chế hoạt động để các tổ hợp tác nghiên cứu thực hiện. Quy chế hoạt động của THT phải rõ, cụ thể, được trao đổi bàn bạc giữa các thành viên tham gia THT trước khi đề nghị UBND phường chứng thực.

3.2.6. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân

Thành phố Đà Nẵng cần phải tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Quyết định số

92

48/2010/QĐ-TTg, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND thành phố (thay đổi Quyết định 7068/QĐ-UBND) về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó chú ý đến việc đối thoại trực tiếp để tháo gở những vướng mắc; hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân được hỗ trợ tín dụng để hiện đại hóa tàu cá, đóng mới tàu vỏ thép, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và trang bị ngư cụ, phương tiện thông tin cho tàu cá trên biển; chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ mới

- Xây dựng một số chính sách hỗ trợ có tính trọng điểm để phát triển tàu cá xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Xây dựng chính sách thu hút lao động làm việc trên tàu cá xa bờ. - Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ nghề cấm, nghề giã cào sang các nghề cá nổi, tàu dịch vụ, nghề khác; hỗ trợ xả bản đối với tàu có cơng suất <20cv và thúng máy.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi tham gia sản xuất trên biển.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ, phát triển tổ đội sản xuất trên biển, tổ đoàn kết, nghiệp đoàn.

3.3. KIẾN NGHỊ

* Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cải tiến công tác dự báo ngư trường, mùa vụ khai thác: hiện nay, công tác dự báo ngư trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, mỗi năm 2 lần (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm), vì vậy thông tin dự báo không cung cấp kịp thời cho ngư dân, nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí, chưa có phương tiện để thực hiện điều tra, số liệu thu thập

93

đầu vào thiếu đồng bộ, mức độ chính xác thấp, do đó kết quả đầu ra khơng đáng tin cậy.

+ Chính phủ đầu tư xây dựng các trạm dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu hộ, cứu nạn, các trạm cung ứng xăng dầu trên các đảo (Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cào Lao Chàm, Trường Sa) để ngư dân có điều kiện bám biển dài ngày, giảm chi phí chuyến biến, tăng hiệu quả khai thác.

*. Đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng:

+ Tham gia cùng với bộ, ngành, trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành khai thác hải sản, trước mắt ở vùng biển khơi.

+ Trên cơ sở số liệu điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng khơi, UBND thành phố xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá, xác định số lượng tàu cá khai thác tối đa trên từng vùng biển, theo nhóm nghề, đối tượng khai thác phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép khai thác.

+ Huy động nguồn lực trong dân, các nguồn từ trung ương, thành phố, địa phương và các nguồn hỗ trợ khác để từng bước triển khai chương trình hiện đại hóa tàu cá, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

+ Tổ chức lại dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hướng: phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần, tạo mối liên kết chia sẻ lợi ích giữa ngư dân khai thác với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ tại cảng cá, bến cá, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác. Tiếp tục xây dựng và phát triển các mơ hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác kết hợp với tàu dịch vụ hậu cần trên biển.

+ Nâng cao khả năng thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước: Cơng tác thơng tin liên lạc đóng một vài trị cực kỳ quan trọng đối với tàu cá trong việc

94

cứu hộ, cứu nạn. Do đó, các cơ quan chức năng như: Bộ đội Biên phòng, Chi cục Thủy sản, Đài thông tin Duyên hải miền Trung phải có mạng thơng tin liên lạc thơng suốt để ngư dân liên lạc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ khi tàu gặp sự cố ở biển khơi.

+ Nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt UBND các phường ven biển phải tăng cường trách nhiệm trong công tác hỗ trợ ngư dân KTHS theo mơ hình tổ hợp tác. Thường xuyên trao đổi, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của bà con ngư dân để kịp thời đề xuất tháo gỡ, giúp đỡ.

+ Để tạo nguồn lao động ổn định cho nghề khai thác hải sản, đồng thời thu hút lao động ở các địa phương khác, chính quyền thành phố hỗ trợ mua bảo hiểm lao động cho lao động tham gia trong các nghiệp đoàn nghề cá, trong các tổ hợp tác.

*. Đối với nông, ngư dân và doanh nghiệp:

+ Cần tích cực ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triểnKTHS; không ngừng học hỏi để sẵn sàng sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật mới khai thác có hiệu quả; thực hiện các công đoạn bảo quản sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tuân thủ các quy định về bảo vệ mơi trường và an tồn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Doanh nghiệp thủy sản hỗ trợ cho ngư dân vay vốn đầu tư mua sắm ngư lưới cụ, cải hoán tàu cá; ngư dân ký cam kết bán lại sản phẩm khai thác cho doanh nghiệp sau mỗi chuyến biển theo giá thị trường./.

95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng KTHS thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 – 2014, cho thấy: với sản lượng khai thác và GTSX không ngừng tăng qua các năm từ năm 2010 đến 2015 tốc độ tăng bình quân GTSX là 2,39%/năm (sản lượng tăng bình qn 0,68%/năm) góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho nhiều lao đông vùng biển. Với số lượng phương tiện KTHS nhiều, ngư trường được phân bố từ ven bờ đến vùng khơi xa. Cơ cấu nghề khai thác: có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực, giảm mạnh các nghề khai thác cấm, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản, khai thác khơng có hiệu quả như nghề lưới kéo năm 2010 chiến tỷ trọng 19,17% (326 tàu) thì đến năm 2015 giảm xuống còn 8,85% (114 tàu); tăng các nghề khai thác tuyến lộng, tuyến khơi có hiệu quả kinh tế cao như nghề lưới rê năm 2010 chiếm tỷ trọng 25,69% đến năm 2014 tăng lên chiếm tỷ trọng 34,94%, nghề vây năm 2010 chiếm tỷ trọng 5,06% đến năm 2015 tăng lên 8,93%. Phát huy được nội lực, huy động vốn nâng cấp, đóng mới từ năm 2010 – 2014 được 240 chiếc. Với trang thiết bị ngày càng hiện đại, số lượng tàu thuyền có cơng suất lớn ngày càng tăng lên (tàu có cơng suất trên 400 Cv năm 2010 có 12 chiếc thì đến năm 2014 tăng lên 139 chiếc). Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường dẫn đến khai thác xa bờ đang ngày càng được phát triển mạnh. Phân tích quy mơ, cơng suất tàu thuyền, năng suất đánh bắt cho thấy, mặc dù trong những năm qua, số lượng tàu công suất lớn liên tục tăng nhưng năng suất đánh bắt hầu như không cải thiện ngày càng giảm năm 2010 đạt 0,59 tấn/Cv đến năm 2014 còn 0,33 tấn/Cv. Nguyên nhân chủ yếu là do ngư trường cạn kiệt, thiên tai thường xuyên. Năng suất đánh bắt không thay đổi trong khi đó các yếu tố khác như chi phí xăng dầu, nước đá...tăng đã làm cho hiệu quả sản xuất trong ngành khai thác thủy sản giảm

96

sút. Thực tế trong những năm qua để đảm bảo nguồn lơi thủy sản, thành phố đã chú trọng phát triển Chương trình đánh bắt xa bờ. Nhiều chương trình hỗ trợ, ưu đãi vay vốn nhằm phát triển đội tàu thuyền đánh bắt xã bờ, tìm kiếm những ngư trường mới để khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao đã được triển khai. Tuy nhiên hiệu quả của chương trình này chưa cao.

Việc sản xuất trên biển ngoài việc quan tâm đến việc tăng sản lượng đánh bắt thì ngư dân đã ngày càng chú trọng đến chất lượng. Xu hướng tăng dần sản lượng khai thác có chất lượng cao và giảm dần sản lượng cá tạp khai thác ven bờ phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Với q trình cơng nghiệp hóa –hiện đại hóa, trong KTHS, tính chất hàng hóa đã thể hiện rõ nét. Phương thức làm ăn riêng lẻ đang chuyển dần sang sản xuất có tổ chức mang tính chất tập trung hóa, chun mơn hóa. Từ năm 2010, Đà Nẵng đã tổ chức KTHS theo hình thức tổ đội, hiện nay tồn thành phốcó 91 tổ đội, đã có sự kết hợp giữa khai thác và chế biến, giữa sản xuất và dịch vụ hậu cần và Hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp thiên tai, bão lũ; giảm chi phí chuyến biển, tăng hiệu quả khai thác. Tuy nhên số lượng tổ hợp tác chưa nhiều, quyền lợi của các tổ viên chưa khác biệt so với những ngư dân không tham gia tổ hợp tác.

Để phát triển KTHS thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến các giải pháp về nâng cao năng lực tàu thuyền, nguồn lực như: vốn, lao động, khoa học cơng nghệ khai thác, hình thức tổ chức sản xuất trên biển, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác.

Trong thời gian đến cần tập trung phát triển đội tàu khai thác xa bờ, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong khai thác để đạt năng suất cao hơn. Đồng thời cũng chú trọng tập trung các giải pháp hỗ trợ hoạt động khai thác, trong đó vai trị của cơ quan nhà nước rất quan trọng và cần thiết.

97

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất có vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng. Đối với thành phố Đà Nẵng ngành thủy sản và đặc biệt ngành khai thác hải sản đã có những đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần cùng với các ngành khác đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận lớn ngư dân - nông dân, đặc biệt hàng ngàn công nhân lao động ở các nhà máy chế biến thủy sản ở khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình hành động số 13 của Thành ủy Đà Nẵng về chiến lược biển đến năm 2020... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTHS đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém do nhiều nguyên nhân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển KTHS của thành phố.

Qua phân tích thực trạng KTHS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy, tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu tàu công suất nhỏ. Tổng số lượng tàu có cơng suất nhỏ hơn 20 Cv và thúng chai gắn máy là 997 chiếc chiếm 55% tổng số tàu thuyền thành phố, tổng công suất chỉ đạt 4,51% tổng cơng suất của tàu thuyền thành phố. Bình quân tuổi của tàu KTHS 20

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)