Thực trạng các nguồn lực trong KTHS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 70 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ

2.2.3. Thực trạng các nguồn lực trong KTHS

a. Lao động phục vụ cho nghề khai thác hải sản

Tương ứng với giảm số lượng tàu cá, thúng máy khai thác hải sản, lao động trực tiếp khai thác hải sản cũng giảm theo. Lao động trực tiếp KTHS năm 2010 có 7.678 lao động đến năm 2014 cịn 6.696 người giảm 982 người;

61

trong đó lao động ngoại tỉnh là 1.607 người, chiếm 24%; lao động của thành phố là 5.089 người, chiếm 76%).

Bảng 2.17. thống kê số lượng lao động khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng

Năm Tổng số (chiếc) Tổng số lao động (người) Tổng số lao động T h ú n g m áy <20 20 -<50 50 -<90 90 -<250 250 -<400 >= 400 Trong tỉnh Ngoại tỉnh 2010 2.360 7.678 5.642 (73%) 2.036 (27%) 659 687 732 130 104 36 12 2011 2.264 7.336 5.399 (74%) 1.937 (26%) 659 680 639 126 105 41 14 2012 2.022 6.712 5.168 (77%) 1.544 (23%) 636 547 527 111 96 64 41 2013 1.903 6.882 5.368 (78%) 1.514 (22%) 581 523 484 94 80 73 68 2014 1821 6.696 5.089 (76%) 1.607 (24%) 533 464 452 92 76 65 139

(Nguồn: Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng)

Theo kết quả khảo sát của Chi cục Thủy sản thì các đội tàu lớn khai thác xa bờ có tỷ lệ người lao động ngoại tỉnh cao nhất (các nghề lưới cản, rê cước, câu mực, lưới vây đều có tỷ lệ lao động từ địa phương khác 50-65%), các nghề khai thác ven bờ, vùng lộng như nghề rê cước tầng mặt, giã cào, lưới vây ánh sáng, lồng bẫy có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh thấp (dưới 10%); riêng nghề câu vàng thì 100% lao động là người Đà Nẵng.

Điều đó cho thấy số lao động nghề cá của thành phố Đà Nẵng đang thiếu một cách nghiêm trọng, với hướng phát triển tàu cá xa bờ ngày càng nhiều, nhu cầu cần lao động cao thì việc tìm kiếm lao động biển sẽ ngày càng khó khăn hơn. Đây là một trong những trở ngại lớn trong việc phát triển nghề

62

cá của thành phố. Trong các năm tới Đà Nẵng cần phải có các chính sách để sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp một cách hoàn thiện như: Điều chỉnh lại cơ cấu nghề nghiệp, có chính sách đào tạo tay nghề cho người đi biển một cách hệ thống và có chính sách ưu đãi phù hợp với con em ngư dân làm nghề cá.

Nhìn chung đa số lao động làm nghề cá của thành phố Đà Nẵng có trình độ học vấn dưới cấp 2, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề một cách chính quy mà chỉ làm nghề theo phương thức “cha truyền con nối”. Do không được đào tạo cơ bản, lao động trên các tàu cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khơng ít tàu cá khi hoạt động đánh bắt trên biển không tuân thủ các quy định của pháp luật như: khai thác nghề cấm, không đăng ký, đăng kiểm, không chấp hành các quy định hàng hải, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng các trang thiết bị hàng hải tiên tiến, thiếu kiến thức về luật hàng hải, kỹ thuật khai thác xa bờ.

Hàng năm UBND thành phố, các địa phương thường tổ chức từ 5 - 6 lớp tập huấn, tuyên tuyền cho ngư dân nhằm nâng cao hiểu biết cho ngư dân trong lĩnh vực Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng hạng năm, hạng tư và thuyền viên làm nghề cá được tuyên truyền, đào tạo và phổ biến về các văn bản pháp luật quả lý ngành một cách đầy đủ. Tuy nhiên số lượng người tham gia cịn ít, chủ yếu các ngư dân KTHS gần bờ tham gia đầy đủ; các lớp đào tạo về nghiệp vụ và nghề nghiệp chưa được quan tâm do nguồn kinh phí và nhân lực làm công tác quản lý nghề cá cịn ít khơng thể thực hiện được.

b. Thực trạng về vốn phát triển KTHS

Để phát triển nền kinh tế nói chung và KTHS nói riêng vốn đầu tư là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô đầu tư phát triển năng lực KTHS như việc nâng cấp, cải hốn, đóng mới tàu cá xa bờ, mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị khai thác. Nhưng thực tế nguồn vốn đầu

63

tư vào KTHS trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Mức đầu tư này có xu hướng tăng dần theo các năm tuy nhiên đây vẫn là một mức đầu tư thấp dẫn đến những bất cập và hạn chế cho phát triển KTHS.

Bảng 2.18. Vốn đầu từ KTHS từ năm 2010 – 2014 của thành phố

Tiêu chí Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số tàu thuyền KTHS (chiếc) 2.360 2.264 2.022 1.903 1.824 Tổng số vốn đầu tư KTHS (triệu đồng) 387.699 396.427 491.304 577.730 731.050 Tốc độ tăng BQ (%) 17,18

(Nguồn: Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu trên, từ năm 2010 số lượng tàu cá giảm đều qua các năm nhưng tổng số vốn đầu tư cho KTHS tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân là 17,18 %. Năm 2014, tổng số vốn đầu tư cho KTHS là 731.050 triệu đồng tăng 1,88 lần và tăng 343.351 triệu đồng so với năm 2010. Nguồn vốn đầu tư cho KTHS chủ yếu là trong dân, nguyên nhân tăng là do việc đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đóng mới tàu thuyền, hỗ trợ nhiên liệu cho tàu thuyền KTHS xa bờ, các ngư dân mạnh dạn vay vốn đầu tư cải hốn, nâng cấp, đóng mới được 330 chiếc có cơng suất lớn để vươn khơi xa.

Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển đánh bắt cịn nhiều khó khăn. Theo thống kê hiện nay, có rất ít chủ tàu cá vay tại các ngân hàng nhà nước và ngân hành thương mại.Một số nguyên nhân dẫn đến tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn: Ngư dân khơng đủ tài sản thế chấp theo quy định. Do trình độ hạn chế nên ngư dân ngại các thủ tục của ngân hàng. Các ngân hàng chưa tạo điều kiện cho đối tượng ngư dân được tiếp cận

64

nguồn vốn vay như đánh giá tài sản chưa phù hợp với thực tế, thời gian cho vay chưa phù hợp…Hiện nay vẫn cịn tình trạng ngư dân phải vay nóng của các chủ nậu vựa.

- Do thiếu vốn để đóng tàu thuyền mới nên ngư dân thường mua lại tàu cũ nên năng suất đánh bắt trên mỗi đơn vị công suất thấp. Mặt khác do thiếu vốn nên ngư dân thường vay vốn tư nhân với lãi suất cao, trước mỗi chuyến đánh bắt xa bờ thường vay vốn tư thương và phải cam kết bán sản phẩm cho tư thương với giá thấp...

c. Thực trạng về kỹ thuật công nghệ KTHS

Về trang thiết bị, máy móc phục vụ đánh bắt hải sản trên các tàu cá hiện nay được trang bị ở mức độ đảm bảo hoạt động khai thác bình thường, cụ thể như sau:

- Hệ thống bảo quản sản phẩm: Đa số các tàu thực hiện việc bảo quản sản phẩm theo cách truyền thống là hầm bảo quản sản phẩm sử dụng xốp cách nhiệt. Hiện đã có 09 tàu cải hốn hầm bằng vật liệu PolyUrethane làm tăng hiệu quả bảo quản sản phẩm (chương trình Khuyến ngư hỗ trợ chuyển đổi).

- Thiết bị kỹ thuật: Hầu hết các tàu làm nghề lưới cản, lưới kéo, lưới vây đều đã trang bị tời kéo lưới. Tuy nhiên các tời này cũ, chưa được cải tiến đảm bảo kỹ thuật phục vụ khai thác.

+ Máy dị đứng: có 18 tàu làm nghề lưới vây được các chủ phương tiện trang bị máy dò đứng.

+ Máy dị ngang: có 03 tàu làm nghề lưới vây được trang bị máy dò ngang (Chương trinh khuyến ngư hỗ trợ)

- Trang thiết bị thông tin liên lạc: Hiện nay trên tàu cá sử dụng các hệ thống thông tin gồm:

+ Máy thông tin liên lạc tầm xa (ICOM, VX-1700): có trên 330 máy thông tin liên lạc tầm xa được lắp đặt trên các tàu cá (chủ yếu ở đội tàu trên

65

90cv), trong đó thành phố hỗ trợ 89 máy ICOM 710, 121 máy XV-1700, Vasep hỗ trợ 15 máy XV-1700.

+ Máy đàm tầm ngắn: 846 chiếc, máy định vị: 793 chiếc, máy trực canh: 300 chiếc (Bộ NN&PTNT hỗ trợ), rađio: mỗi tàu có 1 cái (dự án CTC hỗ trợ 554 cái chủ yếu cho tàu cá dưới 20cv).

+ Thiết bị kết nối vệ tinh thuộc dự án Movimar: Có 50 tàu cá Đà Nẵng đã được lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh.

Với các phương tiện thông tin liên lạc trên, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng Sở Nông nghiệp và PTNT – Bộ đội biên phòng – Đài Thơng tin dun hải – Trung tâm tìm kiếm cứu nạn và các địa phương cùng với các Tổ KTHS, tàu cá bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên tồn tại hiện nay là chưa tập trung thông tin liên lạc tàu cá về cùng 1 đầu mối nhằm phục vụ tốt công tác quản lý tàu cá khai thác hải sản trên biển, hệ thống thông tin liên lạc chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)