6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KTHS
1.2.5. Nâng cao kết quả và hiệu quả trong KTHS
a. Nâng cao giá trị và sản lượng KTHS: Sản lượng đánh bắt tăng lên
và đảm bảo chất lượng sẽ đem tới cho người sản xuất khả năng có được thu nhập cao và lợi nhuận để tích lũy mở rộng sản xuất và nâng cao đồi sống hay có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng trên mọi khía cạnh.
b Nâng cao hiệu quả KTHS: Tăng hiệu quả khai thác sẽ là cơ sở tăng
thu nhập lợi nhuận cho người sản xuất vì khi đó với nguồn lực cho trước nhưng kết quả sẽ cao hơn do đó KTHS mới có thể phát triển được.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả KTHS
+ Sản lượng KTHS: là kết quả sản xuất của ngành KTHS thành phố
trong một năm, đánh giá sự tăng trưởng và cơ sở tính tốn hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả theo cơ cấu nghề KTHS: Đánh giá hiệu quả nghề khai thác
thông qua khảo sát ý kiến các chủ tàu để biết hiện nay nghề nào hiệu quả và nghề nào kém hiệu quả.
24
+ Hiệu quả sử dụng vốn theo nghề KTHS: chỉ tiêu này phản ánh kết
quả sản xuất trên một đồng vốn, một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, chứng tỏ tổ chức hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao và ngược lại.
+ Năng suất lao động bình quân: Năng suất lao động bình qn có thể
được xác định trên cơ sở so sánh chỉ tiêu kết quả sản xuất với nguồn lực về lao động.
+ Hiệu quả sản xuất tính trên 1 đơn vị cơng suất tàu: Chỉ tiêu này phản
ánh hiệu quả sản xuất trên 01 đơn vị công suất tàu tham gia KTHS, một đơn vị công suất tàu tạo ra bao nhiêu tấn sản phẩm, năng suất càng cao chứng tỏ khai thác càng có hiệu quả.