6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KTHS
1.2.3. Gia tăng các nguồn lực trong KTHS:
a. Nguồn vốn: Vốn có vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội
nói chung và phát triển KTHS nói riêng. Sự gia tăng nhanh nguồn vốn đồng thời với việc phân bổ và sử dụng chúng một cách hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến phát triển KTHS.
b. Nguồn nhân lực cho KTHS: Nguồn lực trong một ngành kinh tế nói
chung và trong KTHS nói riêng bao giờ cũng khơng thể thiếu được đó là nguồn lực con người …Thiếu lao động của con người thì các nhân tố sản xuất như máy móc, tàu thuyền … không thể hoạt động được.
c. Kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản: Việc cải tiến, du nhập các
loại nghề khai thác thủy sản mới. Các trang thiết bị trên tàu như máy bộ đàm, định vị, dò cá, hầm bảo quản đã được trang bị cho tàu khai thác xa bờ.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh gia tăng các nguồn lực trong KTHS
+ Nguồn vốn
- Tổng tài sản cố định và mức tăng tài sản cố định trong KTHS
Tiêu chí phản ánh tăng vốn là một tiêu chí rất quan trọng. Nhóm chỉ tiêu tăng vốn phản ánh được trong thời gian qua việc đầu tư vốn cho KTHS như thế nào? Đầu tư vốn cho khai thác có đúng hướng hay khơng?
21
Tài sản cố định là một trong những thành phần cấu thành nên vốn. Đối với KTHS tài sản cố định rất quan trọng. Mức tăng giảm tài sản cố định sẽ đánh giá được sự cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đối với lĩnh vực khai thác. Mức tăng tài sản cố định càng lớn điều đó chứng tỏ việc đầu tư cho lĩnh vực khai thác nhiều và ngược lại mức tăng tài sản ít thì thể hiện việc đầu tư cho lĩnh vực KTHS chưa có trọng tâm, chưa đúng định hướng đã đề ra.
+ Nguồn nhân lực cho KTHS
- Tổng số lao động và mức tăng lao động cho KTHS
Lao động và mức tăng lao động cũng là một trong những quan tâm hiện nay. Mức tăng lao động phản ánh lao động KTHS tăng như thế nào ? lao động tăng về số lượng hay chất lượng lao động ?
+ Kỹ thuật, công nghệ KTHS
- Các chỉ tiêu đặc trưng kỹ thuật của tàu, thuyền: Bao gồm đặc trưng về vỏ tàu (vật liệu đóng tàu, hình dáng, chiều dài, chiều rộng, trọng tải tàu), máy tàu (cơng suất máy chính, máy phụ, loại máy, tình trạng máy). Các đặc trưng này là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ trong khai thác hải sản, tác động đến kết quả hoạt động KTHS ở các ngư trường khác nhau.
- Các chỉ tiêu đặc trưng của ngư lưới cụ và thiết bị khai thác: Đặc trưng
này thể hiện thơng qua nghề khai thác, mỗi nghề có các đặc trưng riêng biệt. Đối với nghề câu cá ngừ đại dương đặc trưng ngư cụ có thể kể đến như: số lưỡi câu, chiều dài vàn câu, độ sâu thả câu. Đối với nghề lưới rê là số tấm lưới, loại lưới rê cố định hay rê trơi, rê một lớp hay ba lớp, kích thước mắc lưới, đối với nghề lưới kéo có thể là chiều dài giềng chì, giềng phao…
Nghề khai thác quyết định đến việc trang bị ngư lưới cụ, nhưng để khai thác có hiệu quả thì cần có thêm những thiết bị khai thác như máy dò ngang, máy định vị, máy tầm ngư,... Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển, các
22
thiết bị khai thác hải sản góp phần khơng nhỏ, nâng cao hiệu quả KTHS của ngư dân.